Cách hay để dạy con sử dụng đồng tiền khôn ngoan
Những khó khăn trong kinh tế hiện nay chính là thời điểm hoàn hảo để bạn dạy cho trẻ những bài học về giá trị tài chính.
Bước 1: Đưa ra cho trẻ những ví dụ thực tế
Trẻ thường ngạc nhiên về những gì đang diễn ra trên thế giới, và nếu chúng không biết rằng bố mẹ chúng đang gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại, thì đây chính là lúc cần nói với chúng điều đó. Trong khi các thế hệ trước đó luôn được cảnh báo rằng “tiền không mọc trên cây”, thì rất nhiều bậc cha mẹ ngày nay lại bỏ bê bài học đó. Và khủng hoảng kinh tế hiện nay mang đến cho chúng ra động lực và ý thức để dạy lại bài học đó cho con mình.
Bước 2: Nói cho trẻ sự thật
Nếu gần đây bạn tỏ vẻ lo lắng, trẻ sẽ chú ý tới điều đó. Thay vì để trẻ luôn thắc mắc tự hỏi tại sao bố mẹ luôn làm việc nhiều hay liên tục nói về tiền bạc, hãy giải thích cho trẻ (ở mức độ mà trẻ có thể hiểu được) rằng chuyện gì đang xảy ra với tình hình tài chính của gia đình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ giải thích cho trẻ tại sao kỳ nghỉ của cả gia đình sẽ phải lùi lại, tại sao con lại có ít đồ chơi hơn,...
Bước 3: Giải thích cho trẻ giá trị của đồ vật
Nhiều bậc cha mẹ bị bất ngờ khi phát hiện ra con mình không không nhận thức được giá trị của vật, bởi bố mẹ chẳng bao giờ nói cho chúng biết về điều đó. Một cách thực hành tốt nhất để “mở mắt” cho trẻ đó là dẫn trẻ đi một “tour du lịch về tiền” quanh nhà. Ví dụ, trẻ có thể không biết rằng nước nóng sẽ đắt giá hơn nước lạnh, hay việc bật máy sưởi sẽ khiến hóa đơn điện cao hơn. Những bài luyện tập này sẽ dạy cho trẻ cách tiết kiệm hơn cho gia đình. Bạn cũng có thể cho trẻ thấy chi phí cho cuộc sống của gia đình mà cho trẻ biết chúng có thể đóng một vai trò trong việc giảm chi phí đó.
Bước 4: Tặng quà
Bố mẹ dường như rất hào phóng trong việc cho tiền con, tuy nhiên bạn cần chắc chắn rằng con bạn đã được dạy về trách nhiệm với tiền mà chúng có. Hãy dạy cho trẻ về tâm quan trọng của việc không được chi tiêu vượt quá những gì chúng có. Khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền để mua những gì mà chúng thích. Thỏa thuận với trẻ rằng khi chúng tiết kiệm được một khoản tiền như yêu cầu, bạn sẽ cho chúng phần còn thiếu để mua một chiếc đồng hồ, hay chiếc xe đạp mà chúng thích.
Trẻ sẽ biết tiết kiệm hơn khi chúng hiểu được những nỗ lực, công sức bỏ ra để có được một món đồ. Bạn cũng có thể khuyến khích con mình làm những công việc lặt vặt ở các quán cafe, cửa hàng bánh hay cửa hàng ăn uống để trải nghiệm việc kiếm tiền trong các kỳ nghỉ.
Bước 5: Trẻ sẽ học theo những gì xung quanh chúng
Bố mẹ chính là những giáo viên có ảnh hưởng nhất tới con cái. Khi bạn tiêu xài hoang phí, trẻ sẽ học theo điều đó, và coi đó là chuyện bình thường. Nếu bạn có thói quan tài chính không lành mạnh, bạn sẽ không thể mong đợi ở con mình việc làm theo những gì bạn nói, chứ không phải những gì bạn làm.
Bước 6: Dạy trẻ tiết kiệm và đầu tư từ sớm
Không bao giờ là quá sớm cho việc tiết kiệm, và bạn nên dạy cho con về tầm quan trọng của việc tiết kiệm càng sớm càng tốt. Bạn có thể vạch ra cho trẻ những mục tiêu dài hạn để trẻ tiết kiệm, như việc đi học đại học chẳng hạn. Chuyên gia khuyên rằng, trẻ nên bỏ ra 1/3 số tiền mà chúng có vào việc tiếp kiệm. Khi chúng đã có thể tiết kiệm nhiều hơn theo thời gian, bạn có thể giới thiệu với trẻ khái niệm về đầu tư.
Bước 7: Giảm tiếp xúc với quảng cáo
Cách chủ yếu để giảm tiếp xúc với quảng cáo là hạn chế thời gian xem tivi. Các quảng cáo sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và đòi hỏi bố mẹ. Hãy giải thích với trẻ rằng không bao giờ là thời điểm thích hợp để mua những thứ phù phiếm đó, và sẽ đặc biệt nguy hiểm khi thiếu tiền.
Bước 8: Tìm một cách giải trí phù hợp để dạy trẻ về thói quen sử dụng tiền tốt
Bạn có thể đối mặt với một trận chiến khó khăn trong việc dạy cho trẻ về chi tiêu. Đó là lý do vì sao cần tìm một cách giải trí thích hợp để truyền đạt các thói quen tiêu tiền tốt cho chúng.
Bước 9: Dạy cho trẻ cách mua sắm khôn ngoan
Các cuộc đi mua sắm cả gia đình, dù ở các cửa hàng tạp hóa hay bất cứ nơi nào sẽ là nơi tiếp xúc của trẻ với các chi tiêu. Chúng sẽ nhìn cách bạn đưa ra quyết định dựa vào nhu cầu của gia đình, cách bạn sử dụng các phiếu giảm giá và cách bạn trả tiền. Việc đi mua sắm sẽ là thời gian lý tưởng để dạy trẻ về tiền bạc và giá trị của các sản phẩm, việc so sánh khi đi mua sắm.
Bước 10: Dạy trẻ những điều đúng và sai khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Những tấm thẻ này mang đến cho bạn sự tiện dụng khi đi mua sắm. Tuy nhiên, chúng lại mang đến sự cám dỗ về việc bội chi và mang nợ tháng này qua tháng khác. Hãy dạy trẻ sự khác nhau của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ và làm thế nào để sử dụng chúng đúng cách mà không bị bội chi.
Bước 11: Khuyến khích trẻ những công việc đơn giản
Hãy gợi ý cho trẻ những công việc đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, để trẻ hiểu được giá trị của sức lao động, của đồng tiền và biết suy nghĩ trước khi sử dụng tiền vào mục đích nào đó.
Đinh Hương
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua