Dòng sự kiện:

Cách mẹ Nhật kích thích sự phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh?

22:36 18/10/2015
Bạn nên chú ý để em bé mới lọt lòng tiếp xúc và ở trong một môi trường đầy hình ảnh, màu sắc phong phú. Trên kệ, mẹ mua và bày ở đó những đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hay những khối gỗ đồ chơi cho trẻ.

 

 

 

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia hàng đầu về đào tạo, giáo dục con người thông qua truyền thống và kỷ luật. Đó cũng chính là lý do vì sao phương pháp dạy con kiểu Nhật luôn được các bố mẹ tìm hiểu và áp dụng. Mẹ Nhật quan niệm dạy con thông minh trong giai đoạn này là kích thích phát triển 5 giác quan của trẻ.

Các giác quan đó là những đường dẫn quan trọng dần chuyển hóa thành khả năng đọc, hiểu và nhận thức bằng sờ, cầm nắm của con. Do các giác quan là không thể thay thế, nên ta cần nuôi dưỡng chúng bằng những hình thức kích thích hợp lý. 

Phát triển kỹ năng thị giác của trẻ


 Bạn nên chú ý để em bé mới lọt lòng tiếp xúc và ở trong một môi trường đầy hình ảnh, màu sắc phong phú. Trên kệ, mẹ mua và bày ở đó những đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hay những khối gỗ đồ chơi cho trẻ.

Để giúp bé phát triển thị giác, mẹ nên tạo một không gian nhiều màu sắc xung quanh con. Ngoài cách treo tranh nhiều màu, mẹ có thể để những món đồ chơi, khối gỗ nhiều màu trong phòng và những chỗ bé có thể dễ dàng nhìn thấy. Chú ý chọn những đồ vật có màu sắc tươi sáng mẹ nhé!

Nếu trẻ dưới một tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc, 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau đó. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.

Ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ, trẻ nhỏ không thể phân biệt các màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng. Nếu 6 tháng tuổi, trẻ đã chán các đồ chơi với sọc ngang và sọc dọc, mẹ thử chuyển cho bé sang chơi với vật có những sọc nhỏ hơn. Nếu con bạn không còn quan tâm, tạm thời không cho trẻ chơi với đồ chơi có sọc trong một thời gian xem sao.

Phát triển thính giác cho trẻ

Âm nhạc là một yếu tố quan trọng mà mẹ Nhật chú trọng khi dạy con thông minh ở giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi. Tiếp theo, bạn bật cho em bé nghe những bản nhạc mẹ đã chọn mỗi ngày nhé. Mỗi lần nghe là khoảng 15 phút và khoảng 30 phút mỗi ngày.


Khi em bé nghe nhạc, mẹ đặt bé nằm gọn trên hai đầu gối mẹ, nhẹ nhàng đu đưa trẻ theo nhịp của âm nhạc. Điều đó có nghĩa là hai bàn tay của mẹ giữ nách của trẻ, hơi nhấc trẻ lên mà không chạm vào đầu gối mẹ, sau đó lại hạ trẻ xuống một cách nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.

Không chỉ trong thời gian mang thai mà ngay cả khi bé chào đời, mẹ cũng nên tiếp tục thói quen cho bé nghe nhạc nhé! Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc tiếp xúc với âm nhạc từ sớm có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo và cảm xúc của bé. Do đó, mẹ nên cho bé nghe nhạc 30 phút mỗi ngày, với mỗi lần nghe khoảng 15 phút.

Khi cho bé nghe nhạc, mẹ có thể giữ bé trên đầu gối và đung đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. Hành động nho nhỏ này sẽ giúp bé hình thành thói quen phản xạ và tiếp nhận thế giới xung quanh mình. Bên cạnh những giờ nghe nhạc, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian trò chuyện khi tắm cho bé, thay tã cho bé…

Phát triển xúc giác của trẻ sơ sinh

Bú sữa mẹ - đây là bài học đầu tiên phát triển xúc giác của trẻ. Hãy cẩn thận quan sát một đứa trẻ bú mẹ và chuyển động của trẻ tìm vú mẹ, giữ núm vú trong miệng của trẻ và mút sữa – quá trình này có sự tiến bộ nhanh chóng. Ở lần đầu tiên, trẻ thường chạm cằm hoặc mũi của mình để tìm vú mẹ và rất khó để trẻ đưa núm vú mẹ vào miệng của mình một cách chính xác. Nhiều bà mẹ phải dùng tay để giúp đỡ trẻ nhưng dần dần, em bé có thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng.


Những bài học dạy con thông minh nằm ngay trong việc trẻ học cách bú sữa mẹ ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Kể từ khi được sinh ra, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng trong bộ nhớ của trẻ những gì trẻ nhìn thấy, những gì trẻ nghe được để hình thành tư duy rõ ràng trong não của trẻ.

Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu ghi nhớ và học hỏi từ tất cả những gì bé có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, da là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Vì vậy, thay vì “trói buộc” bằng chăn ủ hay, găng tay hay bao tay, các mẹ Nhật thường có xu hướng để tay bé tự do chuyển động và cảm nhận đồ vật xung quanh. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên cho bé chạm một số đồ vật như khăn, đồ chơi, mặt bàn…để kích thích da tay của bé.

 Khả năng vị giác của trẻ sơ sinh

Thực tế, theo các chuyên gia, các bé sơ sinh thường có khả năng “thiên bẩm” về vị giác. Các bé có thể phân biệt vị ngọt, đắng, cay, mặn, chua. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ, bé còn quá nhỏ để có thể thử ăn bất cứ thứ gì. Muốn bé có cơ hội nếm thử nhiều vị, mẹ có thể chờ đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và bắt đầu giai đoạn ăn dặm.

 Giúp bé phát triển khứu giác

Đừng ngạc nhiên khi bé có thể phân biệt mẹ và bố một cách dễ dàng. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã có khả năng phân biệt các mùi khác nhau, và nhờ vậy, bé có thể nhận ra mẹ nhờ mùi đặc trưng. Mẹ có thể cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau để bé có thể ghi nhớ và nhận biết thêm nhiều loại mùi.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam