Cách phát hiện sớm ung thư dễ mắc phụ nữ
Thừa cân, béo phì nguy cơ dễ mắc ung thư vú
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Văn Tú, Khoa Nội Bệnh viện K Trung ương cho hay, ung thư vú là ung thư vùng ngoại biên nên dễ phát hiện hơn các loại ung thư khác. Ngoài ra, tiến triển của bệnh ung thư vú cũng sẽ chậm hơn.
Ung thư vú phát hiện sớm tiên lượng rất khả quan, ảnh minh họa.
Ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi chưa có di căn mô và hạch thì tỷ lệ sống là gần như 100%. Người mắc bệnh ung thư vú sau khi phẫu thuật có thể sống thọ tới 70-80 tuổi. Ngay cả khi ung thư vú tiến triển tới giai đoạn 3 thì cơ hội khỏi vẫn lên tới 60%.
“Ung thư không phải bệnh lý lây truyền, tuy nhiên ung thư có thể liên quan tới cơ chế di truyền. Đối với một số bệnh lý ung thư có liên quan tới tiền sử gia đình, đột biến gen BRCA1, BRCA2 (trong ung thư vú và ung thư buồng trứng), xuất hiện ở anh chị em cùng huyết thống. Người mẹ mang gen BRCA1, BRCA2 có thể di truyền sang con. Nghĩa là, trong trường hợp này mẹ bị ung thư thì người con cũng có nguy cơ xuất hiện ung thư ở thời gian sau”, bác sĩ Đào Văn Tú nói.
Còn theo khuyến cáo của PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên là Trưởng bộ môn Hóa-Sinh trường Đại Học Y Hà Nội thì, ngoài những yếu tố về tiền sử gia đình và gen thì, phụ nữ thừa cân béo phì, hút thuốc lá, từ 30-45 tuổi cần phải đi tầm soát ung thư vú định kỳ.
Ra máu bất thường âm đạo cần lưu tâm tới các loại ung thư sau:
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có nguy cơ tử vong thứ 2 ở phụ nữ. Bệnh ung thư cổ tử cung diễn biến rất âm thầm, không cụ thể. Nên bệnh thường chỉ nhận ra khi giai đoạn đã muộn có các triệu chứng rõ ràng như: ra máu bất thường sau quan hệ, đau bụng vùng xương chậu, đi tiểu buốt…
Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng đều có thể tầm soát được thông qua xét nghiệm máu (ảnh bác sĩ Nguyễn Nghiêm Luật).
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết: “Bệnh ung thư cổ tử cung có thể gặp ở những người sinh đẻ nhiều lần; Người quan hệ với nhiều bạn tình, bị nhiễm vi rút đường sinh dục, nhiễm vi rút papilloma; dùng thuốc chống sảy thai”.
Bệnh ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm cơ hội khỏi bệnh có thể lớn tới trên 90%.
Cũng giống như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng thường không có dấu hiệu sớm, mọi triệu chứng rất nghèo nàn. Vì vậy, căn bệnh ung thư này được chẩn đoán thường ở giai đoạn muộn. Khi có các triệu chứng rất rõ ràng như: đau bụng vùng xương chậu dữ dội, tiêu chảy, táo bón, đi tiểu thường xuyên, ăn kém , chảy máu bất thường âm đạo…
Khác với ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung thường phát hiện từ rất sớm vì nó thường xuất hiện ra máu bất thường âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
“Khi xuất hiện dấu hiệu chảy máu kéo dài sau mãn kinh, đau vùng chậu, đau khi giao hợp… cần phải nhanh chóng đi khám sớm. Bệnh có khả năng khỏi hoàn toàn nếu được phẫu thuật loại bỏ khối u”, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật nói.
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết thêm, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng đều có thể tầm soát được thông qua xét nghiệm máu. Chi phí của những lần xét nghiệm trên chỉ từ 200.000đ trở lên. Với ung thư vú nên đi xét nghiệm máu, chụp X- quang siêu âm tuyến vú. Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng nên đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm, xét nghiệm máu khi có nghi ngờ.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua