Dòng sự kiện:

Cách phát hiện ung thư sớm ở trẻ khi tắm

17:48 16/11/2015
Bụng bé to hay dưới da trẻ có chỗ u lên, một cục cứng hoặc chạy tới chạy lui, có khi là các vết lấm tấm đỏ hoặc bầm tím là những dấu hiệu cho thấy bé có nguy cơ bị ung thư.

 

 

 

[mecloud]PYKXaGykGo[/mecloud]

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) được đăng trên báo Infonet, thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang bị mắc bệnh ung thư, trong đó 50.000 trẻ được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80% và 200.000 trẻ còn lại chỉ có khoảng 25% sống sót.

Số ca ung thư nhi mắc mới ước tính trong một năm ở trẻ dưới 19 tuổi khoảng 4.200 trường hợp. Trong số này, có 2.000 trẻ ung thư máu, 900 trẻ u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, u thận, u xương, u phần mềm...

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao, trong đó ung thư máu chiếm 30% trong các thể ung thư. Ung thư gây tử vong rất lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều trẻ khi nhập viện đã ở trong giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong do ung thư ở trẻ em vẫn còn cao.

Trả lời trên báo Khám phá, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, ban đầu ung thư ở trẻ em thường rất mập mờ. “Thậm chí, ngay cả khi tắm rửa cho bé, mẹ thấy bụng bé to, thường nằm ở bên hông bé, hay dưới da trẻ có chỗ u lên, một cục cứng hoặc chạy tới chạy lui, có khi là các vết lấm tấm đỏ hoặc bầm tím.

Coi chừng một nhóm hạch cứng, không đau, hai ba tuần lễ không teo lại. Đồng thời, cảnh giác với những chồi thịt trong miệng, mũi, lỗ tai, âm đạo. Còn nếu ở mắt thì cảnh giác khi con ngươi có đốm trắng hoặc trong xanh như mắt mèo, bé nhìn nghiêng nghiêng, khi đó là báo động ung thư mắt …”, GS Chấn Hùng cảnh báo các dấu hiệu sớm nghi ngờ trẻ mắc bệnh ung thư.

Theo GS Hùng, trong các bệnh ung thư ở trẻ em mắc phải thì có đến hơn một nửa là ung thư máu và ung thư hạch, số còn lại là các loại bướu đặc, mọc từ các tế bào non thời kỳ thai phôi hay còn gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi, bướu này thường nằm ở thận, mọc ở mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn.

Các biểu hiện chính của bệnh thường là thiếu máu, da xanh, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, đau xương, sốt thất thường, ra nhiều mồ hôi về đêm, nổi hạch nhiều hoặc hạch to thất thường, bụng chướng do gan, lách to, nhiễm trùng khó điều trị.

Một số bệnh nhân có biểu hiện phì đại lợi, lồi mắt, tổn thương da. Nếu những triệu chứng này xuất hiện kéo dài vài ngày hoặc vài tuần thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Ở trẻ bị ung thư máu, người ta nhận thấy có sự tăng sinh bất thường và ác tính trong quá trình tạo máu của thành phần bạch cầu gốc trong tủy xương.

Hiện nay, một số yếu tố môi trường và di truyền có liên hệ với bệnh bạch cầu cấp đã được ghi nhận do môi trường, virus, tia phóng xạ, hóa chất, bất thường nhiễm sắc thể (trẻ bị hội chứng Down)…

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]ARJkkdRAE9[/mecloud]