Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ khi giao mùa
Bệnh cảm cúm thường xảy ra vào giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, tạo điều kiện cho vi rút tấn công, xâm nhập và gây bệnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, quấy khóc...thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm.
Nguyên nhân gây ra cảm cúm ở trẻ
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ. Vì thế trước mọi tác nhân từ môi trường hay con người trong lúc chuyển giao thời tiết dễ khiến trẻ bị cảm cúm. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây cảm cúm ở trẻ.
- Sự thay đổi ngột thời tiết làm cho độ ẩm không khí biến chuyển nhanh chóng tạo điều kiện cho các vi rút phát triển. Từ đó qua đường không khí vào hệ hô hấp và tấn công cơ thể, khiến trẻ bị cảm cúm.
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không thích nghi kịp, tạo điều kiện cho vi rút cảm cúm xâm nhập và tấn công
- Khi người mắc bệnh cảm cúm nói chuyện, hắt hơi khiến vi rút trong nước bọt lan vào không khí. Lúc này nếu trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm thì khả năng lây nhiễm rất cao.
- Trẻ dùng chung các dụng cụ với người mắc bệnh cảm cúm như khăn mặt, khăn tắm, đồ chơi, điện thoại,...
- Người mắc bệnh cảm cúm ôm hôn khiến trẻ tiếp xúc trực tiếp vi rút gây bệnh cảm cúm từ chính nước bọt của người bệnh.
Cách phòng tránh cảm cúm ở trẻ hiệu quả, an toàn
- Cho bé nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giờ để bé có một sức khoẻ tốt, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt bổ sung vitamin C hàng ngày từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa,...để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Vệ sinh tay chân và cơ thể sạch sẽ trước khi chăm sóc, chơi với bé.
Rửa tay trước và sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi rút gây bệnh
- Sử dụng dụng cụ giữ ẩm cho không khí để đảm bảo độ ẩm được ổn định, giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm và các bệnh hô hấp khác hữu hiệu.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và sử dụng riêng khăn mặt, khăn tắm cùng các đồ dùng khác.
-Giữ gìn vệ sinh môi trường sống của bé luôn được sạch, thoáng mát, dễ chịu.
- Rửa tay, vệ sinh cho bé trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Những thói quen giúp trẻ tránh xa cảm cúm
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Trẻ nhỏ thường hay chơi đùa, nghịch bẩn nên các cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách sau khi nô đùa, vui chơi, sau khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
- Trước khi ra ngoài cần chuẩn bị đầy đủ mũ, áo, khẩu trang....để bảo vệ trẻ tốt nhất trước bụi bẩn, nắng gió, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt đeo khẩu trang còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp cực hữu hiệu.
- Tiêm vaxin phòng cảm cúm cho trẻ theo định kỳ.
- Đảm bảo cho bé mặc thoáng mát vào ngày nóng và giữ ấm khi trời trở lạnh.
- Vệ sinh quần áo, đồ dùng của bé thật sạch sẽ.
Với những kiến thức trên đây hi vọng các bậc cha mẹ sẽ có giải pháp chăm sóc, bảo vệ con yêu khỏe mạnh, tránh các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cảm cúm trong thời tiết giao mùa.
Xem thêm:
Nhận biết triệu chứng cảm cúm ở trẻ khi thời tiết giao mùa
Bí quyết trị bệnh cảm cúm bằng lối sống "sạch"
Mách mẹ bầu cách trị cảm cúm không dùng đến thuốc Tây
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua