Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé an toàn không mất chất mẹ biết chưa?
Theo các chuyên gia, thực phẩm đông lạnh sử dụng càng sớm càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không có thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé và làm nhiều một lần để trẻ ăn dần, thời gian tối đa để mẹ sử dụng thực phẩm ăn dặm dạng này cho trẻ là khoảng 1 tuần.
Học mẹ Nhật cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé
Ở Nhật, những năm đầu đời của con thì người mẹ sẽ chỉ ở nhà để chăm sóc con, mặc dù vậy họ không nhàn rỗi chút nào. Vì ngoài việc chăm con ra thì tất cả mọi việc nhà đều đến tay họ.
Do đó, khi đến giai đoạn cho con ăn dặm, người mẹ rất bận rộn, chưa kể đến việc khi họ có 2, hay 3 đứa con. Vì ngoài việc nấu ăn dặm cho bé nhỏ thì lại phải chuẩn bị cơm cho đứa lớn, và còn việc nhà nữa…
Đó là lý do vì sao các bà mẹ Nhật thường chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 1 lần/tuần và để vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ việc lấy ra làm nóng là con có thể ăn được luôn. Đây là một trong những cách tiết kiệm thời gian để làm những việc khác của mẹ Nhật.
Như ở Việt Nam mình các mẹ chỉ được nghỉ 4 – 6 tháng là phải đi làm lại. Với cách chế biến này thì các mẹ sẽ yên tâm là con mình được ăn dặm đầy đủ, lại có thể đổi món cho con theo từng bữa, từng ngày.
Ngoài ra, cuối tuần (khi có cả chồng ở nhà) thì vợ sẽ có đủ thời gian đế chế biến đồ ăn dặm cho con. Chồng cũng có thể tham gia, hoặc biết công việc chế ăn dặm cho con là như thế nào.
Những cách rã đông đồ ăn dặm cho bé an toàn nhất
Sau đây là gợi ý 3 phương pháp rã đông hiệu quả để nấu đồ ăn cho bé mà mẹ có thể áp dụng ngay!
Đun cách thủy
Đây là phương pháp “cổ điển” và vô cùng hiệu quả để giữ được những vitamin và chất khoáng cần thiết cho bé có trong thực phẩm khi rã đông.
Các mẹ có thể cho viên cháo hay thịt vào một cái bát nhỏ rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa nhỏ và khuấy đều là ta có thể cho con ăn ngay được rồi.
Sử dụng lò vi sóng
Trong xã hội mà “thời gian quí hơn vàng” như hiện nay thì có lẽ nhiều mẹ sẽ ngại luôn cả phần đun nấu ăn dặm cho bé. Dùng lò vi sóng để hâm thức ăn là cách rã đông đồ ăn dặm cho bé nhanh chóng và đơn giản nhất.
Chỉ cần trong vòng 30 giây đến 1 phút là thức ăn sẽ hoàn toàn có thể chế biến được.
Tuy nhiên vì lò vi sóng thường làm nóng không đều nên các mẹ hãy nhớ khuấy thật kỹ cho nóng đều và kiểm tra nhiệt độ thật cẩn thận. Chỉ cho bé ăn khi thực phẩm đã nguội bớt nhé.
Rã đông trong ngăn mát
Các mẹ có thể chuyển thức ăn dạng đá viên từ ngăn lạnh sang ngăn mát và để qua một đêm. Sáng hôm sau trước khi chuẩn bị đi làm, thức ăn đã hoàn toàn rã đông và chỉ cần đun một loáng là có ngay cháo ăn nóng hổi cho con yêu.
Tuy vậy, các mẹ lưu ý đừng để thức ăn rã đông tự nhiên ngoài không khí nhé! Nhiệt độ nóng ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bé yêu đấy.
Nguyên tắc khi rã đông đồ ăn dặm cho bé mẹ cần phải biết
Không rã đông ở nhiệt độ phòng vì nguy cơ nhiễm khuẩn của thực phẩm sẽ rất cao, nhất là các loại thịt gà/cá/hải sản.
Không cấp đông lại những thức ăn dặm đã rã đông, vì như thế thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa thức ăn đó sẽ giảm mùi vị thơm ngon, chất dinh dưỡng trong nó không được đảm bảo.
Mẹ cần kiểm tra ngày tháng ghi khi trữ đông thức ăn, để biết hạn dùng của các loại thực phẩm này. Ví dụ như các loại rau củ quả mẹ không cho con dùng khi trữ đông quá 8 tháng; thịt lợn/bò/gà không cho bé dùng khi trữ đông quá 2 tháng…
Để đảm bảo, chắc chắn hơn nữa, khi rã đông đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ không được chủ quan đem nấu ngay. Chị em cần dùng các giác quan của mẹ để kiểm tra thực phẩm có đảm bảo không.
Mẹ cần phải sờ xem thức ăn có nhớt không, quan sát, ngửi xem thức ăn có đổi màu, đổi vị không, thậm chí nếm thử để chắc chắn thức ăn không bị chua hay có vị khác.
Những thực phẩm nên và không nên cấp đông
Bên cạnh biết cách rã đông đồ ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần quan tâm cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé. Trên thực tế, không phải thực phẩm nào cũng cấp đông được mẹ nhé!
Dưới đây là danh sách những thực phẩm mẹ có thể cấp đông và thực phẩm không nên cấp đông:
Thực phẩm có thể cấp đông
- Cháo, cơm nát, các loại mì (mì udon, bánh mì)
- Các loại củ quả như: cà rốt, bí đỏ, khoai tây, su su, bí, củ cải…
- Các loại rau như: cải bó xôi, bông cải, rau dền…
- Các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, heo, cá, tôm, cua, mực…
- Các loại nước dùng như: súp rau củ, dashi…
Thực phẩm không nên cấp đông
- Cà chua
- Đậu hũ
- Sữa bò
- Trái cây
- Các loại rau sống
Các loại thực phẩm trên đều có nhiều nước nếu cấp đông sẽ khiến chúng mất nước và không giữ được vitamin, khoáng chất, vị ngon như ban đầu.
Thêm một cách rã đông đồ ăn dặm cho bé mẹ cần biết nữa là để không nhầm lẫn thực phẩm cấp đông mới và quá hạn sử dụng mẹ nên sử dụng bút lông hoặc dán giấy ghi chú lên hộp thực phẩm.
Ghi chú bao gồm tên thực phảm và hạn sử dụng. Bởi một số thực phẩm có màu khá giống nhau như cà rốt, bí đỏ hoặc bí xanh, bí đao, bí ngòi… nên khó phân biệt.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Buổi sáng nên ăn gì đơn giản mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng?
- Á hậu, người mẫu bị 'tú ông' đường dây bán dâm ngàn đô khai thêm là ai?
- Những tiết lộ khó tin về đường dây á hậu, diễn viên bán dâm
- Những thực phẩm kỵ nhau không tốt cho bé khi ăn dặm
- Quy tắc cho bé ăn dặm chuẩn từ a-z để trẻ sau không bị biếng ăn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua