Cách rèn con trước khi vào lớp 1 của mẹ Đỗ Nhật Nam
Chia sẻ trong hội thảo giáo dục tại một trung tâm ngoại khóa ở Cung hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, chị Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam thổ lộ con trai là đứa trẻ bình thường, rất thiếu kiên nhẫn, cũng hấp tấp và nóng vội trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1. Chị đã tìm cách giúp con khắc phục những điều đó để hòa nhập trong môi trường học tập.
Tập tính kiên nhẫn
Thiếu kiên nhẫn thường thấy ở trẻ mẫu giáo, khả năng chú ý của các bé thường không quá 15 phút. Vì vậy, trước khi bé vào lớp 1, cha mẹ cần chú ý tập tính kiên trì và nâng dần thời gian chú ý cho con. Lúc đầu có thể là 7 phút, sau đó nâng dần lên 10 phút, rồi 15-20 phút và tối đa là 30 phút (nếu may mắn).
Khi bắt đầu đi học, Nhật Nam vừa ngồi vào bàn đã tìm mọi lý do khước từ việc học, nào là “Mẹ cho em đi uống nước”, rồi đi vệ sinh, hay “đau bụng lắm”... Chị Điệp phải tìm tòi các trò chơi để Nhật Nam có thể kiên nhẫn hơn.
Ví dụ trò nhặt hạt, tương tự chuyện cô Tấm trước khi đi hội, chị trộn 5 loại hạt vào với nhau và để Nam phân loại. Trước khi chơi, chị dặn dò thật kỹ không nên cho hạt vào mũi hoặc miệng, gây nguy hiểm. Vì Nam thích ăn chè đậu đỏ, chị gợi ý con nhặt loại hạt yêu thích và sau đó dùng để nấu chè. Sau đó, chị tăng dần số lượng hạt để nâng cao độ khó và thời gian chơi.
Xâu vòng cũng là trò chơi có tác dụng tương tự. Bé xâu các hạt vòng có lỗ tạo thành một dây dài và treo ở cửa sổ. Các con không nhận biết được khoảng thời gian chơi mà sẽ tính bằng độ dài sản phẩm của mình, có thể so sánh được sợi vòng hôm nay có dài hơn hôm qua hay không. Trò chơi càng lúc càng khó bởi hạt sẽ nhỏ đi, lỗ để xâu cũng nhỏ dần, và dây mảnh hơn.
Những trò chơi tập tính kiên nhẫn thường khá nhanh chán, nên bố mẹ hãy trợ giúp bé bằng cách chơi cùng con. Khi Nam chơi, chị Điệp cũng chơi cùng, và thường là để Nam chiến thắng, luôn khuyến khích Nam tự tin vào bản thân.
Bé cần kiên nhẫn khi chơi và cả khi nhận phần thưởng. Mẹ khuyến khích Nam vẽ một con voi to, rồi kẻ trên lưng voi 20 ô vuông. Mỗi lần đạt kết quả tốt, Nam sẽ không nhận được quà ngay mà phải tô màu cho một ô vuông, và cứ đủ 20 ô sẽ được nhận một món đồ chơi. Với trẻ em, thiếu kiên nhẫn đồng nghĩa với việc khó chờ đợi. Đây là một trong những cách khiến bé học cách chờ đợi và cố gắng để đạt được điều mình mong muốn.
Với bé quá nhanh thì cần giúp chậm lại. Nhanh đồng nghĩa với thông minh nhưng cũng hấp tấp và làm bài ẩu. Cách chị Điệp thường làm là luôn luôn kéo dài quãng thời gian, tạo cơ hội để bé suy nghĩ sâu về cách làm.
Phụ huynh có thể dễ dàng cung cấp cho bé các bài học về quan sát. Khi đi đến nhà hàng, chị luôn đặt các câu hỏi như “Nhà hàng có mấy cửa sổ?”, “Lúc mình đến có bàn nào ăn chưa?”, “Các cô chú có mặc đồng phục không?”, “Trên đường vào đây có mấy bức tranh trên tường?”… Như vậy, lần sau trẻ không nhanh nữa mà phải chú ý quan sát. Tạo hóa ban cho chúng ta khả năng quan sát, nếu không sử dụng, khả năng đó sẽ mất dần đi, khiến trẻ lúc nào cũng vội vàng.
Thời gian biểu “chữa” tính lề mề
Với các bé lề mề, không gì tốt hơn xây dựng thời gian biểu. Việc thực hiện thời gian biểu rất khó, nhưng có thể làm được. Cha mẹ hãy phân chia thời gian và dán sticker lên để tạo vẻ sinh động, xem con thực hiện như thế nào, tránh nhắc nhở và giục nhiều. Ở lứa tuổi tiền tiểu học, thực hiện theo thời gian biểu giúp các con có nhịp sinh học ổn định, khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Nếu bé quá lề mề, cha mẹ hãy giao khoảng thời gian để con làm việc và rút ngắn dần, khiến bé nhanh dần lên. Thường trẻ khó hòa nhập thì hay lề mề. Bạn tuyệt đối tránh ra mệnh lệnh hoặc phàn nàn về sự chậm chạp của bé.
Chị Điệp khẳng định, hầu hết tính cách của trẻ có thể tìm cách can thiệp và rèn giũa được nếu thấu hiểu và tìm ra cách chơi phù hợp.
Đỗ Nhật Nam sinh năm 2001, luôn đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers (15/15) trong năm học lớp 1. Năm lớp 2 em thi TOEIC đạt 940/990 điểm, lớp 3 thi TOEFL ITP đạt 617 điểm, lớp 4 thi TOEFL IBT đạt 107 điểm và lớp 5 thi IELTS đạt 8.0 với điểm reading đạt tuyệt đối 9.0.
Nhật Nam còn đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện trong nước và quốc tế... Em hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam chia sẻ bí quyết giúp con thích viết văn
- 8 bí quyết để con hạnh phúc của mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam
- 'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam: Mẹ không phải để ngưỡng mộ, mẹ là để yêu thương!
- Thành tích của 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam trong 3 năm du học Mỹ
- “Thần đồng” Đỗ Nhật Nam giành giải "tiềm năng" quản trị kinh doanh tại Mỹ
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua