Cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất tại nhà
Biểu hiện lâm sàng khi bé uống nhầm thuốc
Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, đáng lo ngại là việc trẻ bị ngộ độc do uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ paraquat. Loại thuốc trừ cỏ cực độc, khi uống sẽ gây triệu chứng nôn mửa, đau bụng, gây tụt huyết áp, trụy tim mạch hoặc co giật hôn mê. Những hóa chất này chỉ cần uống một lượng nhỏ thì nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị hỗ trợ kịp thời. Uống khoảng 15ml dung dịch paraquat 20% thường gây tử vong trong 1-5 ngày do suy đa phủ tạng hoặc do bỏng niêm mạc tiêu hóa.
Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Cách xử lý khi con trẻ uống nhầm hóa chất như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu
Việc đầu tiên khi bắt gặp trẻ uống nhầm hóa chất cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Cần tìm hiểu xem trẻ đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau:
Khi trẻ uống nhầm thuốc cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác
Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Khi uống nhầm thuốc diệt cỏ
Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt trẻ nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau khi trẻ nôn, có thể cho trẻ uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho trẻ uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách phòng tránh hiệu quả cho bé
Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được.
Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như lavie, vital… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất. Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.
Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua