Dòng sự kiện:

Cách tăng cân cho người gầy, ăn nhiều vẫn không béo

Theo Thể thao văn hóa
12:03 21/04/2017
Nhiều người thường than thở mình đã ăn nhiều lắm rồi mà vẫn ốm và đổ lỗi do cơ địa. Bản thân từ "cơ địa" cũng rất mơ hồ trong nhận thức của người Việt, vì sao có người cơ địa gầy, lại có người cơ địa béo?

Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định tăng cân không hề khó, việc này đơn giản hơn giảm cân rất nhiều.

Nếu xét về yếu tố cơ địa thì dưới đây là 2 nguyên do chính khiến bạn khó tăng cân:

1. Hấp thu kém

Với trường hợp này thường do rối loạn tiêu hóa, thiếu enzyme phân giải thức ăn, do giun sán… Hấp thu kém có nghĩa là hệ tiêu hóa của bạn không thể hấp thu trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kì để có biện pháp chữa trị kịp thời.  

Nếu cơ thể bị thiếu men tiêu hóa thì bạn cũng khó lòng hấp thụ chất dinh dưỡng được.

Ttrong Tây y, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn bổ sung các vitamin, khoáng chất dưới dạng viên tổng hợp, axit amin. Còn trong Đông y cũng có rất nhiều vị thuốc tốt như mạch nha, hạt đậu trắng nảy mầm, sơn tra (táo mèo phơi khô), thần khúc… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách toàn vẹn nhất. “Nếu cơ thể hấp thụ dinh dưỡng như đúng bản chất của nó, chuyện tăng cân không hề khó”, lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ.

2. Chuyển hóa cao

Tức là năng lượng mà bạn tiêu hao qua các hoạt động thường ngày nhiều hơn người khác. Người có chuyển hóa cao thường thân nhiệt cao, da thường nóng. Do đó, bạn nên chọn những thức ăn có tính mát để dung hòa, chẳng hạn các loại trái cây mát và nước ép trái cây, hải sản, thịt gia cầm… Hạn chế sử dụng nước ngọt, bánh kẹo công nghiệp, rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Người chuyển hóa cao thì không nên uống nước ngọt.

Xét về yếu tố lối sống thì khó tăng cân có thể do 4 nguyên nhân sau:

3. Vận động quá nhiều

Nếu bạn tập gym hoặc chơi thể thao 2-3 tiếng mỗi ngày thì bạn sẽ khó lòng mà tăng cân được. Bởi vì người có cơ địa chuyển hóa cao thì bạn tiêu hao năng lượng rất nhiều mà khả năng phục hồi lại kém so với những người khác. Do đó, bạn chỉ nên tập trong thời gian ngắn dưới 1 tiếng, nhưng tập với cường độ cao và thời gian nghỉ ngắn. Cách này sẽ giúp giảm hao hụt calo. 

Bạn chỉ nên tập thể thao dưới 1 tiếng/ngày.

4. Ăn nhiều nhưng thực phẩm lại ít calo

Giả sử mỗi bữa bạn nạp tối đa được 250g thực phẩm, nhưng toàn là thực phẩm ít calo thì bạn cũng không tăng cân được. Nguyên tắc ở đây là ăn đủ chất dinh dưỡng và chọn thực phẩm giàu năng lượng như thịt, cá, trứng, sữa... làm món chính. Bổ sung các loại rau xanh, trái cây để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Ăn nhiều bữa giúp cơ thể luôn được cung cấp chất dinh dưỡng. Sau mỗi lần tiêu hao năng lượng lại được bổ sung thêm nên giúp tăng cân nhanh.

Bạn cũng nên uống sữa nóng hoặc ngũ cốc nóng trước khi đi ngủ 30-45 phút. Nếu lười biếng ăn thì bạn có thể làm các thức uống sinh tố giàu năng lượng với những thành phần cơ bản như sữa tươi, sữa chua, yến mạch, chuối, xoài, bơ đậu phộng... để tăng cân nhanh.

Bạn có thể tự chế các loại sữa lắc thơm ngon giúp tăng cân.

5. Có quá nhiều hoạt động thừa

Vì bạn có tỉ lệ trao đổi chất cao nên không làm gì cả cũng đốt nhiều calo hơn người khác. Do đó bạn nên hạn chế tối đa các hoạt động thừa như rung chân, nhịp chân, lắc lư, di chuyển cơ thể, đi tới đi lui không mục đích. Những hoạt động này có thể lấy đi của bạn hàng trăm calo mỗi ngày. Bạn cũng nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày để cơ bắp được nghỉ ngơi tối đa.

Nguồn: Gia đình Việt Nam