Cách tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ thật dồi dào để cho con bú
Vậy đối với những mẹ ít sữa cần tăng tạo sữa cho con bú hay những mẹ đã ngừng cho con bú nay muốn có sữa để cho con bú trở lại cần phải làm thế nào?
Yếu tố quan trọng nhất để tăng tạo sữa mẹ là phải cho trẻ bú. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là những cách để mẹ có thể tạo nhiều sữa và tiết sữa trở lại cho con bú:
- Mẹ cần có niềm tin là sẽ có đủ sữa cho con bú.
- Nghỉ ngơi thư giãn tinh thần trong khi nuôi con bú là cách tăng tạo sữa tốt nhất.
- Mẹ nên ở gần và bế bé nhiều hơn để có thể cho con bú ít nhất 10 lần trong ngày và cho con bú bất cứ khi nào trẻ muốn. Yếu tố quan trọng nhất để tăng tạo sữa mẹ là phải cho trẻ bú. Bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều.
- Đảm bảo trẻ được bú mẹ ở tư thế đúng, bú thường xuyên cả ngày và đêm.
- Nên cho trẻ bú kiệt ở mỗi bên vú trong mỗi bữa bú, bú hết vú này mới chuyển sang vú kia.
- Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn đủ chất, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ. Không nên ăn kiêng thái quá và uống đủ nước. Cần nhớ rằng sữa mẹ sẽ được tạo ra nhiều và chất lượng tốt nếu mẹ được ăn tốt và ngủ đẫy giấc.
- Trong khi chờ đợi tiết sữa lại hoặc tăng lượng sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức nhưng không nên sử dụng bình sữa và đầu vú cao su mà nên pha sữa trong cốc rồi cho con uống bằng thìa. Khi mẹ đã có sữa hoặc tăng sữa hơn trước thì có thể giảm dần lượng sữa công thức.
Mẹ không nên sử dụng bình sữa và đầu vú cao su mà nên pha sữa trong cốc rồi cho con uống bằng thìa. (Ảnh minh họa)
- Nên kiểm tra sự tăng cân của trẻ để biết trẻ có nhận được sữa không. Nếu trẻ vẫn chưa tăng cân tốt (cân nặng mỗi tháng hoặc nửa tháng) tiếp tục cho trẻ ăn sữa công thức trong ngày.
- Mẹ cố gắng cho trẻ ngậm vú bú cả khi chưa có sữa hoặc ít sữa. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ ngậm vú chung với một ống dây dẫn sữa pha sẵn trong cốc, để trẻ vừa ngậm vú mẹ vừa mút được sữa, hoặc pha sữa vào trong bình nhựa mềm, khi trẻ ngậm vú bú thì nhỏ giọt sữa lên chỗ núm mẹ gần miệng trẻ để trẻ mút vào. Làm như vậy rất có lợi vì chỉ khi nào trẻ ngậm vú nhiều thì vú mới tiết ra nhiều sữa.
Khoảng thời gian để làm tăng lượng sữa và tiết sữa lại rất khác nhau tùy theo từng trường hợp. Mẹ dễ tiết sữa, nếu trẻ còn nhỏ, còn được bú mẹ 1 đến 2 lần trong ngày hoặc chỉ bú đêm…
Nếu trẻ đã ngừng bú mẹ, có thể sẽ mất 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn trước khi sữa xuống nhiều (tùy theo thời gian ngừng bú). Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tiết sữa lại nếu kiên trì cho trẻ ngậm vú thường xuyên.
Việc tiết sữa lại cũng không khó đối với những trẻ đã ngừng bú từ lâu (một số trường hợp xin con nuôi cũng đã thành công trong việc tạo nguồn sữa mẹ)
Tài liệu Hỏi - đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cho con bú sữa mẹ có làm ngực chảy xệ?
- Nuôi con bằng sữa mẹ có mức lương tương đương 35.000 đôla
- Sữa mẹ: Nguồn kháng thể tự nhiên chống vi khuẩn cho con
- 6 dấu hiệu cho thấy bé đã chán sữa mẹ
- Thí nghiệm nhỏ thuyết phục nghìn bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua