Thí nghiệm nhỏ thuyết phục nghìn bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với việc tiếp cận những thực phẩm dinh dưỡng cao, lành mạnh và những dịch vụ chăm sóc y tế tốt một cách dễ dàng, hầu hết những em bé sinh ra đều có môi trường và điều kiện tốt để phát triển. Thế nhưng, chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những thực phẩm hay dịch vụ y tế đó tốt cho cơ thể của trẻ bằng... sữa mẹ .
Điều đó cho thấy rằng sữa mẹ chứa đựng những công thức dinh dưỡng mà tất cả các loại thực phẩm khác đều không có. Bởi lẽ đơn giản, sữa mẹ là một hợp chất được sản sinh tự nhiên từ cơ thể con người và được chuyển đến cơ thể em bé bằng cách đặc biệt. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa đựng những chất dinh dưỡng cơ bản ở mức cân bằng mà bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra cũng cần đến.
Trong thành phần của sữa mẹ bao gồm cả những kháng thể (được gọi là các phân tử immunoglobulin), do các tế bào lympho B và các tương bào (Plasma - biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, có hại như vi khuẩn, virus, từ đó giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Lấy ví dụ đơn giản, người mẹ trong quá trình sống đã tiếp xúc với rất nhiều các loại virus gậy bệnh, vì thế cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể nhằm tăng miễn dịch cho cơ thể với các loại virus này. Khi trẻ bú sữa mẹ , các kháng thể có trong sữa sẽ truyền đến cơ thể của trẻ, từ đó giúp trẻ có thể ban đầu chống lại những virus gây bệnh.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những em bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm các virus gây bệnh hơn những trẻ không bú, hoặc nếu có tiếp xúc thì có thể nhanh chóng chống lại những virus này.
Để chứng minh tầm quan trọng của sữa mẹ, một sinh viên năm nhất đang theo học tại trường South Devon College ở Paignton, Anh có tên Vicky Greene đã tiến hành một thí nghiệm khá đơn giản nhưng kết quả đã thuyết phục được hàng nghìn người.
Thí nghiệm của Vicky được tiến hành như sau:
Cô sử dụng 9 chiếc đĩa Petri có chứa các vi khuẩn M. Luteus (Petri là một loại đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dạng hình trụ có nắp đậy mà các nhà sinh vật học sử dụng để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ. Nó được đặt theo tên của nhà vi khuẩn học người Đức Julius Richard Petri do ông là người đã phát minh ra đĩa này khi còn làm trợ lý cho Robert Koch).
Trên mỗi chiếc đĩa, cô nhỏ một giọt sữa mẹ lên bề mặt lớp vi khuẩn. Để kiểm nghiệm khả năng kháng khuẩn của sữa mẹ ở những giai đoạn khác nhau, Greene sử dụng hai mẫu sữa, một từ người mẹ có con 15 tháng tuổi và một từ người có con 3 tuổi.
Kết quả thu được sau thí nghiệm được đăng tải trên trên trang Facebook cá nhân của Greene đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Bạn có thể thấy trong bức hình, phần nước trắng đục ở giữa những chiếc đĩa là sữa mẹ, còn phần nước trắng trong hơn ở phía ngoài chính là lớp vi khuẩn bị tiêu diệt bởi sữa mẹ.
Đăng cùng bức ảnh ghi lại kết quả nghiêm cứu của mình, Greene chú thích: “Các đốm trắng ở giữa là những giọt sữa mẹ, còn phần nước trong loang lổ bên ngoài chính là nơi những protein có trong sữa mẹ đã tiêu diệt lớp vi khuẩn mà thành".
Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, bức ảnh vô cùng thực tế của cô sinh viên đã thu hút được hơn 19 nghìn lượt chia sẻ và 20 nghìn lượt thích từ cộng đồng người dùng Facebook.
Đây chỉ là một thí nghiệm trong đề tài nghiên cứu vi trùng học của Greene, nhưng kết quả thí nghiệm đã gây ngạc nhiên không chỉ với chính Greene mà với cả hàng nghìn bà mẹ khác.
Thí nghiệm này của Greene lại khiến chúng ta nhớ đến nghiên cứu mang tính đột phá vào năm 2010 được công bố trên tạp chí chuyên ngành “PLoS One” của Thụy Điển. Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Gothenburg và Đại học Lund đã phát hiện ra chất alpha Lactalbumin trong sữa mẹ khi kết hợp với axít béo sẽ hình thành nên một hỗn hợp (được đặt tên là HAMLET) có khả năng giết chết 40 loại tế bào ung thư.
Không chỉ giúp các bà mẹ được "mở rộng tầm mắt" về vai trò của sữa mẹ mà Greene còn "đập tan" mặc định rằng "sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng qua thời gian". Trong thí nghiệm của Greene, hai mẫu sữa mẹ từ người mẹ có con 15 tháng tuổi và con 3 tuổi đều cho kết quả tương tự như nhau. Điều đó cho thấy dù ở độ tuổi nào thì sữa mẹ vẫn vô cùng có ích đối với các con.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo vắt sữa non trước khi sinh để con được bú sữa mẹ ngay khi chào đời
- 'Tủ sữa mẹ miễn phí' người người ủng hộ, bác sĩ có đồng tình?
- Vì sao bà mẹ hơn 40 tuổi vẫn có thể cho con gái 7 tuổi bú sữa mẹ?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua