Căn bệnh đáng sợ “giết người” còn nhanh hơn cả ung thư
Tin liên quan
Bệnh tim mạch là gì?
Khái niệm bệnh tim mạch dùng để chỉ những bệnh có liên quan đến các mạch máu (tĩnh mạch, động mạch và mao mạch) hoặc tim, hoặc cả 2 bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.
Ngoài ra, bệnh tim mạch còn được định nghĩa là tim không bơm máu như nó phải làm, tim vẫn làm việc nhưng nhu cầu của cơ thể đối với máu và oxy thì nó không đáp ứng được.
Bệnh tim mạch bao gồm những rối loạn ảnh hưởng đến tim và các mạch máu như bệnh mạch vành, bệnh mách máu não, bệnh mạch máu ngoại biên và tăng huyết áp. Bệnh tim mạch còn hay kết hợp với các bệnh như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và đột quỵ.
Bệnh tim mạch “giết người” nhanh hơn cả bệnh ung thư
Mỗi năm có khoảng 18 triệu người tử vong do bệnh tim mạch.
Trong thực tế, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Mỗi năm, bệnh tim mạch gây ra hơn 17,5 triệu cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị bệnh tim mạch tử vong vào năm 2020.
Không chỉ gây tử vong cho người mắc bệnh, bệnh tim mạch còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Tỷ lệ bệnh nhân bị tàn phế do bệnh tim mạch cao thứ 2, chỉ sau bệnh đột quỵ. Bệnh tim mạch còn được dự đoán sẽ là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020. Điều này sẽ gây 1 gánh nặng lớn cho xã hội.
Một con số “biết nói” hơn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, cứ 2 giây lại có 1 người chết vì bệnh tim mạch, 5 giây có 1 ca nhồi máu cơ tim và 6 giây có 1 trường hợp đột quỵ.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
- Di truyền: Nếu trong cùng 1 gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc bệnh tim mạch thì khả năng con cái, anh chị em ruột mắc bệnh tim mạch là khá cao.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ về bệnh tim mạch càng lớn. Các nghiên cứu về bệnh tim mạch cho thấy những người chết vì bệnh tim mạch hàng năm chủ yếu là người già.
- Giới tính: Tỉ lệ nam giới bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ giới, nhưng ở tuổi mãn tinh thì nguy cơ tim mạch ở nữ giới ngang bằng nam giới.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 3-4 lần so với người không hút thuốc lá. Thuốc lá còn là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhồi máu cơ tim.
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 - 4 lần so với người bình thường.
- Uống nhiều bia, rượu: Bia rượu sẽ làm tăng huyết áp, tăng triglicerid trong máu – gây nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ tốt cho tim mạch.
- Béo phì: Người béo phì, béo bụng luôn có lượng cholesterol cao - đó chính là yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch.
- Ít vận động: Khi cơ thể ít vận động, năng lượng trong cơ thể không thể tiêu hao, các cơ quan hoạt động sẽ không thể giải trừ các chất độc ra ngoài và cũng không làm giảm được lượng cholesterol. Chính vì vậy, người ít vận động sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn so với người vận động.
- Bệnh huyết áp cao: Ở người bị huyết áp cao, thành mạch máu sẽ bị xơ vữa nên co giãn kém. Chính vì vậy, để máu lưu thông tốt, tim phải co bóp mạnh hơn dẫn đến cơ tim dày và cứng hơn, lâu dần dẫn đến việc tim bị suy yếu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim.
- Căng thẳng thần kinh: Việc căng thẳng thần kinh sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp. Người liên tục chịu ảnh hưởng của sự căng thẳng thì số cơ đau thắt ngực sẽ tăng lên và trở thành nguy cơ gây nên bệnh tim mạch.
Chế độ ăn lành mạnh để ngừa bệnh tim mạch
Giảm chất béo
Chất béo ở đây chính là thực phẩm chứa cholesterol, nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cholesterol và béo phì. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Do đó, cần thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol.
Rau củ quả
Người bệnh tim mạch nên dùng nhiều rau củ quả tươi; hạn chế chất béo, muối...
Chất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 - 55% loại chất bột có trong các loại rau củ quả. Trái cây, các loại rau quả và hạt nguyên vỏ ngoài cung cấp tinh bột còn chứa nhiều chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch như chất xơ, chất chống ô xy hóa. Ngoài ra, tinh bột còn có trong các sản phẩm như ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.
Hạn chế lượng đạm
Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bình thường, lượng chất đạm chiếm 30% khẩu phần, còn với người mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng.
Giảm lượng muối
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tác hại lên tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần hạn chế lượng muối nạp vào. Muối ăn tối đa trong chế độ ăn uống mỗi ngày là 3 gr, nhưng chúng ta thường ăn gấp đôi số này vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên đã có một lượng muối khoáng nhất định.
Kiểm soát trọng lượng
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, trong đó có khoảng 15% số ca tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch do béo phì. Do vậy, trong chế độ ăn hằng ngày, việc giảm cung cấp năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra, còn phải siêng tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Minh Châu (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Clip đang xem nhiều nhất:
[mecloud]tDkiXoDAsM[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua