Cận cảnh lễ tốt nghiệp mẫu giáo tại Nhật chìm trong nước mắt
Đối với bất kỳ người Nhật nào, tháng ba luôn là thời điểm mang tới nhiều cảm xúc bồi hồi: mùa đông sắp kết thúc và mùa xuân bắt đầu mang tới những cơn gió ấm áp. Đó cũng là thời điểm kết thúc một năm tài khóa, là thời điểm diễn ra "Sotsuenshiki" – lễ tốt nghiệp mẫu giáo đầy kỷ niệm mà ai cũng đã từng đi qua. Đây là một sự kiện lớn và đặc biệt ấn tượng (tiếp đó lên dần tới tiểu học, trung học cơ sở và trung học đều có các buổi lễ tốt nghiệp với quy mô như nhau), thậm chí còn có thể trang trọng và để lại những ấn tượng sâu sắc hơn cả lễ tốt nghiệp đại học ở nhiều quốc gia khác.
Ngày trọng đại để mừng con đã lớn khôn
Đối với trẻ em mẫu giáo, đây là buổi lễ tốt nghiệp đầu tiên trong cuộc đời, và rất nhiều em bé hào hứng chờ đón sự kiện này khi các em sắp được coi như đã trưởng thành và trở thành "học sinh lớp 1". Sau hôm nay, các em sẽ được tự lập và chứng tỏ mình đã khôn lớn, mạnh mẽ hơn, được thể hiện rõ nét nhất qua việc các em sẽ tự mình đi bộ tới trường mỗi ngày (từ ngay khi vào lớp 1).
Chụp ảnh kỉ niệm tại lễ tốt nghiệp mẫu giáo.
Để chuẩn bị cho buổi lễ, giáo viên và hội phụ huynh sẽ phải chuẩn bị hàng tuần cả về cơ sở vật chất tại trường học và chuẩn bị về tinh thần cho trẻ nhỏ. Tại nhiều nơi, người ta còn tổ chức cả những bữa tiệc sau tốt nghiệp, và một hoặc hai ngày trước buổi lễ, các em sẽ tới trường cùng giáo viên luyện tập trước phần của mình.
Trong ngày trọng đại, các bậc phụ huynh sẽ mặc lễ phục lịch sự, người mẹ có thể mặc vest hay trang phục truyền thống kimono. Các em bé sẽ mặc đồng phục của trường hoặc lễ phục trang trọng. Tên của các em bé tốt nghiệp trong năm được viết trên những bông hoa hoặc búp bê giấy gắn trên bảng ở lối vào. Các em cùng gia đình sẽ chụp hình lưu niệm ngoài cổng trường rồi cùng nhau bước vào hội trường, nơi các giáo viên chủ nhiệm (cũng mặc kimono) đang chờ đợi để nhìn ngắm các em lần cuối.
Các em học sinh xúc động ôm tạm biệt cô giáo.
Tại buổi lễ, học sinh cùng nhà trường sẽ cũng ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ và tươi đẹp của những năm tháng đã qua. Cô/thầy hiệu trưởng sẽ có bài phát biểu nhấn mạnh rằng học sinh nên luôn luôn nhớ tới bạn bè và thầy cô, và cũng không bao giờ quên những điều tốt đẹp mà các em học được trong ba năm tại trường mầm non. Các em bé sẽ cùng hát vang những bài hát nổi tiếng cám ơn nhà trường - ví dụ như "sayonara bokutachi no youchien (chia tay mẫu giáo)"....
Lễ... khóc
Các buổi lễ tốt nghiệp mẫu giáo ở Nhật được thiết kế để làm một việc, và chỉ một điều thôi - khiến người tham dự khóc. Ai cũng sẽ khóc, và sẽ khóc rất nhiều bằng những tình cảm cảm động nhất. Và không chỉ các bậc phụ huynh, mà ngay cả các giáo viên cũng sẽ khó vượt qua nỗi xúc động cho dù họ phải tổ chức buổi lễ này mỗi năm
Không chỉ học sinh...
Mà phụ huynh cũng vô cùng xúc động.
Sau màn hát múa của các bạn, rồi các em lớp bé hát chào anh chị là lúc trang trọng nhất. Từng bạn nhỏ sẽ được xướng tên lên nhận bằng tốt nghiệp từ tay cô hiệu trưởng.Từng em bé nghiêm trang hướng về phía cô hiệu trưởng nghe lời chúc mừng, trân trọng và lễ phép đón nhận bằng tốt nghiệp đầu đời của các em. Phụ huynh ngồi trong khán phòng có thể cảm nhận rõ ràng sự nhận thức của các bạn nhỏ về bước ngoặt trưởng thành mới khi cánh cửa trường tiểu học đang chào đón các bạn đầy háo hức.
Tiếp theo, các bạn nhỏ sẽ cầm tấm bằng đi đến chỗ phụ huynh, trao lại tấm bằng cho phụ huynh và nói lời cảm ơn (mà các em đã được cô giáo gợi ý để suy nghĩ trước đó ): con cám ơn ba mẹ dù bận rộn đi làm vẫn hàng ngày đưa đón con đến lớp, con cám ơn vì sự dạy dỗ của ba mẹ, con cám ơn ba mẹ đã nấu cho con đồ ăn hàng ngày, con cám ơn ba mẹ đã làm obento cho con hàng tuần…. Đây là thời khắc khiến bất cứ phụ huynh nào cũng phải bật khóc nghẹn ngào vì cảm động khi chứng kiến em bé nghịch ngợm của mình ngày nào đã có những bước trưởng thành đầu tiên.
Các em được trao bằng tốt nghiệp mẫu giáo.
Một trang mới của cuộc đời các em sẽ mở ra.
Nhiều em nhỏ sẽ nhận ra rằng các em sẽ đi học các trường khác nhau và không gặp bạn bè mỗi ngày nữa. Đó là lúc những giọt nước mắt luyến tiếc và cảm động trong hội trường bắt đầu tuôn rơi, hòa nhịp với cảm xúc thổn thức của cả thầy cô và cha mẹ. Nhiều phụ huynh cũng cảm thấy lưu luyến khi phải chia tay với nhà trường, với các bà mẹ và các em bé khác, khi trong suốt những năm mẫu giáo, họ đã gắn bó với nhau qua bao hoạt động tập thể.
Tại Nhật, trường mẫu giáo không chỉ đơn giản là chỗ cho các bạn chơi để bố mẹ yên tâm đi làm, mà còn là nơi các em nhỏ được xây đắp những viên gạch đẹp đẽ đầu tiên để hình thành nhân cách và tiếp nhận những bài học tiền đề trước khi vào lớp 1. Các em được chơi hết mình, được sống trong tình yêu thương chan hòa của bạn bè và thầy cô, được học những bài học đạo đức được gây dựng từ những tình cảm và nhận thức tự nhiên... Mỗi ngày đến trường đối với các em đều là những ngày vui và tràn đầy hạnh phúc. Ngày mai này, các em sẽ trở thành các nhà khoa học, nghệ sĩ, kỹ sư, giáo viên và bác sĩ.... Một số sẽ là học sinh bỏ học trung học, những người khác sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước.... dù là vai trò nào, ngày hôm nay vẫn là ngày khó quên nhất trong cuộc đời của mỗi em.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phẫn nộ vì trường cho trẻ mẫu giáo nhìn cảnh giết tuần lộc
- Vì sao trẻ đến trường mẫu giáo phát triển tốt hơn khi ở nhà?
- Trẻ mới đi học mẫu giáo, bố mẹ tuyệt đối không nói những câu này
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua