Cắn móng tay không chỉ nhiễm khuẩn, còn có thể mắc chứng bệnh sau
Cắn móng tay là thói quen xấu. Tuy nhiên, không ít người vẫn xem đây là thói quen khó bỏ. Trên thực tế, dưới lớp móng tay cứng là nơi tập trung của nhiều vi khuẩn. Do tay của bạn thường xuyên phải hoạt động và tiếp xúc với các đồ dùng.
Tuy nhiên, thói quen này có thể để lại hậu quả về sau đặc biệt là sau 10-20 năm. Khi cơ xương khớp bắt đầu yếu dần dẫn đến bệnh ở khớp thái dương hàm.
Chị Bình đã có thói quen cắn móng tay hàng chục năm nay. Theo lời chị Bình, biết là không nên và bẩn nhưng rất khó bỏ thói quen này. Năm nay đã gần 40 tuổi, chị Bình đang bắt đầu dừng cắn móng tay để làm gương cho các con. Nhưng có những lúc rảnh rỗi hay căng thẳng, chị Bình lại cắn móng tay như một cách để giải tỏa stress.
Thời gian gần đây, chị Bình liên tiếp xuất hiện các cơn đau ở hàm gần mang tai. Những cơn đau ban đầu chỉ thoáng qua, sau đó là đau dai dẳng và ê ẩm. Mỗi khi cơn đau xuất hiện, chị Bình rất khó nhai, nếu nhai mạnh còn đau đớn hơn.
"Khi đi khám, bác sĩ bảo tôi bị viêm khớp thái dương hàm. Nguyên nhân do cắn móng tay quá lâu và nhiều lần nên khi ở độ tuổi 40 bắt đầu xuất hiện triệu chứng như trên. Bác sĩ cho tôi thuốc bôi sau đó là tập trị liệu, hiện tại cũng đã đỡ dần", chị Bình cho hay.
Cắn móng tay gây bệnh gì?
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Tiến Minh (Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt) cho hay, cắn móng tay ai cũng từng làm. Tuy nhiên, có người cắn móng tay rất ít nhưng có những người xem đó là thói quen khó bỏ. Thói quen này được hình thành từ khi còn bé, đến khi 30-40 nhiều người vẫn còn thói quen xấu này.
"Không ít người nghĩ rằng, chỉ cần tay sạch sẽ có thể cắn móng tay không sao. Nhưng không chỉ có móng tay bẩn mới gây bệnh mà thói quen này lại tác động lên xương hàm gây đau về sau", bác sĩ nói.
Trong đó, đáng lo ngại nhất là thói quen này khiến cho bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm. Ban đầu sẽ là những cơn đau, tiếp đến là khớp thái dương hàm mất cân bằng. Khi khớp này có vấn đề, lúc nhai hay há miệng có thể phát ra tiếng kêu hay lộc cộc bên trong.
"Khi khớp thái dương hàm bị đau, nhức, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt việc ăn uống rất khó khăn nhất là thức ăn dai, cứng. Do đó, khi có triệu chứng viêm khớp thái dương hàm phải đi khám ngay", bác sĩ cho hay.
Trên thực tế, viêm khớp thái dương hàm không biểu hiện đau đớn ngay. Ban đầu có thể chỉ là những dấu hiệu như há miệng khó, nhai hơi mỏi... Khi bệnh ở thể nặng sẽ đau một bên hay cả hai bên hàm, khó nhai và cắn, đau răng kèm theo chóng mặt, ù tai.
"Bệnh không gây nguy hiểm nhưng phải đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Nếu để quá lâu, khớp thái dương hàm sẽ bị thoái hóa càng gây khó khăn khi há miệng, thậm chí không há được miệng", bác sĩ cảnh báo.
Do đó, để tránh mắc phải bệnh này phải chú ý không ăn các đồ ăn quá cứng, không nhai đá lạnh hay các khúc xương cứng. Bên cạnh đó phải bỏ thói quen cắn móng tay.
"Duy trì chế độ ăn các thức ăn mềm, không quá cứng. Thường xuyên bổ sung canxi để hệ cơ, xương, khớp được vững chắc", bác sĩ Minh cho hay.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Trẻ thích cắn móng tay, nhổ tóc, ăn đất... là mắc bệnh gì?
- Cảnh báo bệnh nguy hiểm qua những bất thường ở móng tay
- Tật cắn móng tay hóa ra tốt cho sức khỏe, cha mẹ không nên cấm
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua