Cảnh báo nguy hại cho sức khỏe khi ăn bưởi sai thời điểm
Bưởi là trái cây có hàm lượng kali phong phú, bưởi được coi là loại trái cây lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não. Hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm giảm rủi ro cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus. Do chứa nhiều vitamin C nên uống nước bưởi có tác dụng hạ sốt rất tốt. Uống nước bưởi ép cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh....
Bưởi là trái cây giàu dinh dưỡng và có tác dụng giảm béo hiệu quả. Ảnh minh họa
Mặc dù bưởi có nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng loại trái cây này nếu ăn không đúng thời điểm có thể gây nguy hại cho sức khỏe, cụ thể:
Ăn bưởi khi đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Những người này thường có ý niệm ăn bưởi khi đói sẽ tăng tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, việc giảm cân thì có lợi nhưng lại gây hại nghiêm trọng đến dạ dày.
Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày…
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi.
Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450).
Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
Tránh dùng với thuốc tránh thai
Khi đang sử dụng thuốc tránh thai mà thường xuyên ăn bưởi sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng hormone. Ngoài ra, bưởi khiến nồng độ estradiol trong cơ thể, do đó, khiến tác dụng phụ của thuốc tránh thai trở nên trầm trọng hơn.
Ăn bưởi không đúng thời điểm nó sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Ăn bưởi khi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi uống thuốc
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Khi uống thuốc cùng ăn bưởi 1 lúc thì chúng sẽ tương tác, các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc thì không nên ăn bưởi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đây là lý do ăn khoai buổi sáng tốt hơn 10 năm uống thuốc bổ, nhân sâm
- Chè khoai môn trân châu thơm mềm cho buổi chiều mưa gió
- Uống mật ong vào buổi tối thì điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua