Cảnh giác 3 vật dụng làm bếp quen thuộc mang mầm bệnh nguy hiểm
Đũa mốc
Đũa là vệt dụng chúng ta dùng mỗi ngày, tuy nhiên chúng cũng có thể bị ẩm mốc do thời tiết hoặc vệ sinh không đúng cách. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cầu tụ vàng và E.coli phát triển.
Ngoài ra, khi được dùng trong thời gian dài và bảo quản không tốt khiến chúng xuất hiện chất aflatoxin gây ung thư gan.
Để hạn chế được tối đa tình trạng này, bạn nên luộc đũa khoảng 10 phút khi mới mua về. Đũa cũng nên được làm khô trước khi cất trữ trong tủ bát.
Khi rửa chúng cần dùng khăn lau nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh làm mất đi lớp sơn phủ bảo vệ.
Bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm được làm với chất liệu an toàn hơn và thay chúng ngay khi có dấu hiệu cũ hỏng nhé!
Các loại hộp nhựa cũ
Nhiều người có thói quen tái sử dụng các loại hộp, chai nhựa để đựng đồ ăn. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen vô cùng nguy hiểm bởi các sản phẩm này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và ngấm vào thức ăn.
Những hóa chất này tích tụ lâu trong cơ thể làm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Hơn nữa, đồ dùng bằng nhựa khi sử dụng lâu cũng dễ bị trầy xước, ngả màu tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.
Do đó, chúng ta không nên tái sử dụng những hộp nhựa cũ để tích trữ đồ ăn. Hãy đưa chúng ra khỏi khu đồ dùng nhà bếp của bạn ngay.
Bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm nhựa chuyên dùng để đựng thức ăn và có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ.
Thớt gỗ không được vệ sinh đúng cách
Việc thái hay chặt đồ ăn sẽ khiến thớt để lại những mảnh vụn hay vết lõm. Lượng thức ăn sót lại trên bề mặt thớt khó có thể làm sạch kĩ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Hơn nữa, thớt gỗ rất dễ ngấm nước và ẩm mốc làm xuất hiện độc tố nấm aflatoxin rất nguy hiểm. Loại nấm này gây ra những ảnh hưởng lên tế bào dẫn đến ung thư, dị tật.
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ một lượng bằng 2,5mg aflatoxin trong thời gian ngắn có thể gây xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.
Đặc biệt, việc chùi rửa thông thường hay dùng nước nóng không thể làm sạch được loại nấm độc này. Một lưu ý đó chính là bạn nên sử dụng ít nhất 2 loại thớt cho những công dụng khác nhau.
Và tuyệt đối không dùng chung thớt để sơ chế đồ ăn sống và chín.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rửa sạch chúng sau mỗi lần sử dụng và phơi ở những nơi có ánh nắng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn tốt hơn.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua