Cảnh giác 5 bệnh ung thư đang phổ biến nhất Việt Nam
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra.
Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca vào năm 2020. Dưới đây là top 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam mà mọi người đều nên biết:
1. Ung thư phổi
Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân tử vong. Ước tính đến năm 2020, số ca mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới mỗi năm tại Việt Nam là hơn 34.000.
Các chuyên gia ngành Y Việt Nam nhận định rằng ung thư phổi có nguyên nhân phần nhiều là do hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động. Khoảng 90% số lượng ca ung thu phổi đến từ việc hút thuốc lá và những người hút 40 bao trong vòng 1 năm có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Chính vì thế, cách tốt nhất phòng bệnh là bỏ thuốc lá.
PGS Nguyễn Hoàng Sơn (Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) cho biết, thuốc lá không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư phổi nhưng các nhà khoa học đã chứng minh trong thuốc lá có những chất độc hại có thể làm thương tổn các tế bào phổi, dần dần các tế bào này phát triển thành ung thư.
Còn nhớ, nghệ sĩ Hán Văn Tình, nghệ sĩ Văn Hiệp cũng đã phải qua đời sau khi bị ung thư phổi, chắc chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh nghệ sĩ Văn Hiệp luôn song hành cùng “chiếc ống điếc thuốc lào” ở trong các bộ phim truyền hình Việt Nam, rất có thể đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến ông qua đời.
2. Ung thư vú
Ước tính mỗi năm có khoảng gần 15.000 bệnh nhân tử vong do ung thư vú. Cuối năm 2016 tại bệnh viện K trung ương đã điều trị không ít cho những cô gái mới chỉ ở độ tuổi 20, 21. Căn bệnh ung thư vú đã và đang dần trẻ hóa, điều này rất gây khó khăn cho các bác sỹ vì không xác định được độ tuổi chính mắc bệnh. Tại sao ở độ tuổi trẻ như vậy đã mắc bệnh ung thư vú? Đó cũng là câu hỏi đau đầu của các bác sĩ đầu ngành.
3. Ung thư dạ dày
Mỗi năm, Việt Nam có trên 14.000 ca mắc mới và hơn 11.000 trường hợp tử vong vì ung thư dạ dày. PGS.BS Hoàng Công Đắc – nguyên Giám đốc Bệnh viện E Trung ương (Hà Nội) – cho hay ung thư dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh ở người trẻ thường nguy hiểm hơn người già. Đây cũng là căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của nữ ca sĩ Văn Ngân Hoàng khi cô mới 31 tuổi.
4. Ung thư gan
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Tính riêng ung thư gan, mỗi năm, trên thế giới có thêm 500.000 ca mắc mới và trên 750.000 người tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
5. Ung thư đại trực tràng
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có trên 1,3 triệu ca mắc mới và gần nửa sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán. Tại Việt Nam hằng năm có hơn gần 9.000 ca mới mắc.
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại hay gặp ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 8. Ở nước ta, UTĐTT đứng vị trí thứ 5, sau ung thư phổi, dạ dày, vú, gan, và cũng là căn bệnh đã làm ca sĩ Trần Lập phải qua đời.
Bình luận của các chuyên gia
GS-TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư VN – cho rằng, nguyên nhân làm tăng tỉ lệ ung thư hiện nay gồm ô nhiễm các chất độc hại, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất nông sản thực phẩm, hóa chất bảo quản, rồi quá trình chế biến sử dụng thực phẩm cháy, thực phẩm hun khói, hay việc người dân ăn uống thiếu khoa học, ít rau xanh, hoa quả…
TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Rượu bia là chất gây ra các bệnh ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Những người uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2 năm trở đi, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu.
Lời khuyên cho bạn: Ung thư không phải là chấm hết
Thiết nghĩ, hiện nay các loại bệnh ung thư quái ác đã gần như gõ cửa từng gia đình Việt Nam, để bảo vệ sức khỏe cho mình ở hiện tại và lâu dài, chúng ta nên điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng cho phù hợp, tránh các nguy cơ gây ung thư. Đồng thời có thể phối hợp với các phương pháp tăng cường sức khỏe như đi bộ, yoga, tập khí công để có được thân thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 4 loại trái cây mùa thu có tác dụng chống ung thư
- 8 loại nước ép trái cây chống ung thư hiệu quả cho nữ giới
- Loại thuốc chữa ung thư bị VN Pharma giả mạo trị được bệnh gì?
- Ánh sáng vào ban đêm làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua