Dòng sự kiện:

Cảnh giác với 8 loại bệnh nguy hiểm tái phát ngày Tết

22:21 03/02/2016
Đi cùng với niềm hân hoan đón Tết cần có sự cảnh giác cao độ với 8 loại bệnh nguy hiểm hay tái phát ngày Tết.

Tin liên quan

1. Bệnh tiểu đường

Ngày tết bạn sẽ đối mặt với những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đồ ăn ngọt, ít xơ. Khi ăn chúng quá nhiều điều này khiến cho đường máu và mỡ máu tăng cao. Với những người bị bệnh tiểu đường sẽ thường phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong ngày Tết nếu không biết giữ gìn sức khỏe của mình.

2. Các bệnh về gan

Điển hình nhất là gan nhiễm mỡ (do uống nhiều bia rượu, ăn vặt nhiều). Không nên uống hơn 2 cốc rượu nhỏ một ngày. Bất cứ người nào uống rượu nhiều, ngay cả uống chỉ vài ngày cũng sẽ dễ phát triển thành gan nhiễm mỡ, tế bào gan sưng lên chứa mỡ và nước. Gan thấm mỡ còn có thể do bệnh tiểu đường, béo phì, do dùng thuốc, suy dinh dưỡng nặng. Gan thấm mỡ do rượu có thể hồi phục được sau khi ngừng uống rượu.

Viêm gan do rượu ở những người uống rượu thường xuyên - viêm và hoại tử tế bào gan dài 1- 2 tuần: chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Bệnh thường diễn tiến nặng sau thời gian uống rượu nhiều. Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán mức độ tổn thương gan. Chẩn đoán chính xác nhất là sinh thiết gan. Viêm gan do rượu có thể gây tử vong, đặc biệt nếu có tổn thương gan trước đó. Vì vậy phải sớm nhận biết và điều trị viêm gan do rượu để ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm.

Xơ gan do rượu. Phụ nữ chịu tổn thương gan do rượu nhiều hơn nam vì rượu hòa tan trong mỡ mà lượng mỡ ở cơ thể nữ thường nhiều hơn nam. Viêm gan do rượu nhiều năm sẽ dẫn đến xơ gan. Nếu viêm gan do rượu được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa được xơ gan.

3. Ngộ độc, dị ứng thức ăn

Ngày Tết, bạn thường xuyên ăn uống nhiều loại thực phẩm và đồ uống, nhiều loại đồ ăn lạ, không phù hợp với cơ địa hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn do để lâu ngày, không được bảo quản kỹ càng là nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc. Không chỉ vậy, các chất bảo quản độc hại có trong thực phẩm có thể sẽ khiến bạn bị viêm dạ dày ruột cấp do ngộ độc thức ăn.

Phòng tránh:

- Sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách.

- Không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn, những thực phẩm 'kỵ' nhau tuyệt đối không được sử dụng.

- Tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ, có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng với cơ thể bạn.

4. Bệnh viêm loét dạ dày

Những những ngày Tết, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều  độ, thường xuyên thức khuya, lo lắng chuẩn bị Tết là nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày, nhất là những người có tiền sử bệnh.

Phòng ngừa:

- Nên tránh ăn uống các loại thực phẩm chua, cay và các loại đồ uống có chất kích thích, nước uống có ga hoặc bia rượu…

- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, không nên ăn quá no.

- Thoải mái tư tưởng, tránh lo lắng, căng thẳng bởi việc chuẩn bị đón Tết.

- Chuẩn bị sẵn thuốc dạ dày khi cần thiết như một số loại thuốc bao bọc dạ dày trước khi ăn.

5. Bệnh táo bón

Bên cạnh tiêu chảy do ngộ độc lại còn có táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn ít chất xơ và thiếu vận động. Ngoài ra, việc lạm dụng cà phê và các loại nước giải khát có chứa ca/ ein càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn. Trong những ngày Tết, nhằm tránh bị táo bón, bạn nên:

- Ăn đủ chất xơ: ≥ 300g rau/ngày (có nhiều trong rau quả, trái cây, các loại đậu, bột ngũ cốc còn nguyên vỏ cám).

- Uống nhiều nước: từ 6-8 cốc nước mỗi ngày (tương đương từ 1,5-3 lít). Nên uống nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn, sẽ kích thích nhu động ruột khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn. Các loại nước trái cây, nước rau luộc cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.

6. Phòng tiêu chảy

Các loại thực phẩm sử dụng trong dịp Tết thường được bảo quản lâu ngày, không còn tươi và dễ bị nhiễm khuẩn khiến bạn dễ mắc các bệnh tiêu hóa và tiêu chảy.

Phòng tránh

- Nên sử dụng thực phẩm tươi, sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Không nên để thức ăn ở ngoài quá lâu, tránh để vi khuẩn xâm nhập.

- Nếu sử dụng các loại thực phẩm đóng gói, nên chọn cơ sở uy tín và tin cậy. Nên nấu lại đồ ăn đóng hộp trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.

- Tránh ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, nên nấu chín thức ăn và bảo quản cẩn thận.

- Uống thuốc oresol khi bị tiêu chảy và đến gặp bác sĩ kịp thời.

7. Cảm lạnh và bệnh đường hô hấp

Viêm họng, cúm, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh là những căn bệnh thường gặp trong mùa Tết . Do tiết trời ẩm và không khí lạnh, dễ có các triệu chứng sốt, đau nhức mình mẩy. Khi cảm lạnh kéo dài quá một tuần thì có khả năng bạn đã bị cúm, hoặc cảm lạnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, phế quản, viêm xoang...

Cách phòng bệnh tốt nhất là mặc ấm khi trời lạnh, không dùng chung khăn mặt và bàn chải đánh răng với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi. Nếu bị cảm lạnh, nên dùng nước đường nóng có vài lát gừng nướng chín, đồng thời bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để nâng cao sức khỏe.

8. Cao huyết áp và đột quỵ

Cao huyết áp và đột quỵ là hai bệnh rất dễ mắc phải trong dịp Tết. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong dịp Tết, tâm trạng thường xuyên bị kích động. Trong khi đó, người bệnh thường xuyên bỏ qua các nguyên tắc và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Cũng đừng chủ quan với cảm lạnh, cảm cúm, đột quỵ khi trời tiết lạnh

Phòng tránh:

- Giữ tinh thần thoải mái, ổn định.

- Không uống rượu, bia và các chất kích thích.

- Nghỉ ngơi hợp lý và nên chú ý khi có các dấu hiệu hoa mắt, đau đầu…

- Với những người có tiền sử bị bệnh, nên chuẩn bị sẵn thuốc dự phòng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng máy đo huyết áp.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam