Cảnh giác với dấu hiệu bé mắc bệnh có thể gây tử vong trong 12 giờ
Theo BS Nguyễn Trần Nam, BV Nhi Đồng TPHCM, bệnh não mô cầu do vi khuẩn gây ra với nhiều bệnh cảnh khác nhau tại nhiều cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục.
Bệnh tuy ít gặp nhưng lây nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người. Độ tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng gặp ở lứa tuổi thanh, thiếu niên và tỷ lệ tử vong có thể lên tới 15% trong vòng 12 giờ đầu, kể từ khi phát bệnh.
“Vi khuẩn não mô cầu cư trú ở hầu họng, sau đó lan truyền từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc do ăn uống chung hoặc qua đường hô hấp; ho, hắt hơi… phát tán những giọt nước bọt nhỏ li ti chứa vi khuẩn lây truyền trong không khí nên việc phòng lây lan gặp nhiều khó khăn”, BS Nam cho biết.
Ban xuất huyết hoại tử có đường kính 1-5mm xuất hiện sớm và lan nhanh.
Cũng theo BS Nam, trẻ bị nhiễm não mô cầu có thể xuất hiện các triệu chứng:
- Có biểu hiện nhiễm trùng rõ như: Sốt cao đột ngột 39-40oc (có khi đến 40-41oc), có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu.
- Trường hợp nặng có thể bị rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, thậm chí co giật, hôn mê.
- Có thể có viêm màng não rõ như: Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng (trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).
- Các dấu hiệu trên da: Ban xuất huyết hoại tử (tử ban) có đường kính 1-5mm xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở thân mình và hai chi dưới (tuy nhiên những tử ban này có thể kết thành đám).
- Bệnh nặng sẽ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc, chảy máy nặng, suy thượng thận, suy đa tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ, từ khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.
“Bệnh nhân khi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ nhiễm não mô cầu, cần được nhập viện ngay lập tức và chữa trị bằng kháng sinh đặc hiệu, chăm sóc hỗ trợ. Biện pháp phòng tránh duy nhất là chích ngừa vaccine đủ liều theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ lịch chích ngừa. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, người tiếp xúc với bệnh nhân viêm não mô cầu cũng cần được bác sĩ tư vấn uống thuốc dự phòng”, BS Nam khuyến cáo.
Theo PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sự thật về đứa trẻ mắc bệnh Down tôi luôn giấu kín
- Xử lý thế nào khi trẻ mắc bệnh dù đã được tiêm phòng?
- Trẻ mắc bệnh nguy hiểm do hình dạng "đầu đặc biệt"
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua