Cảnh giác với hội chứng thai kỳ ít người biết khiến em bé sinh ra không lành lặn
Dải sợi ối là gì?
Dải sợi ối hay còn gọi với cái tên vách ngăn buồng ối (Amniotic Band Syndrome - ABS) là tình trạng bất thường trong thai kỳ, xuất hiện một hoặc sợi dây vắt ngang buồng ối. Những sợi dây ối này có thể quấn chặt vào các bộ phận cơ thể thai nhi như tứ chi, các ngón tay, ngón chân, mặt, cổ… gây ra hàng loạt các dị tật cho thai nhi khi chào đời.
Ảnh: Internet
Nguyên nhân nào gây ra dải sợi ối?
Cho đến tận bây giờ, các bác sĩ vẫn còn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng dải sợi ối. Một trong những giả thuyết được đồng tình nhiều nhất về nguyên nhân xuất hiện dải sợi ối, đó là do lớp màng mỏng bên trong túi ối bị rách trong quá trình phát triển, từ đó tạo nên những dải sợi ối bên trong túi nước ối.
Đây là bất thường xuất hiện một cách ngẫu nhiên không phải do di truyền và không bị chi phối bởi bất cứ một yếu tố bên ngoài hay vấn đề sức khỏe nào của người mẹ. Chính vì vậy mẹ không may mắc chứng dải sợi ối khiến con không lành lặn thì không nên tự trách và đổ lỗi cho bản thân mình. Việc sinh con với dải sợi ối cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai lần tiếp theo, mẹ vẫn có thể sinh ra những đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, lành lặn.
Hệ quả nguy hiểm của dải sợi ối
Dải ối này nếu là những đoạn căng thì mẹ có thể yên tâm sẽ không gây ảnh hưởng đến em bé. Nhưng nếu chúng là những sợi chỉ trôi tự do trong túi ối, khả năng lớn sẽ quấn chặt vào các bộ phận của thai nhi, khiến cho các bộ phận này không thể lưu thông máu nên không thể phát triển được. Bé có thể bị tật dính ngón tay, ngón chân, bị teo tóp chân tay, thậm chí là cắt cụt hẳn các bộ phận. Nếu dải ối quấn vào mặt, thai nhi có khả năng bị dị dạng gương mặt, sứt môi, hở hàm ếch. Trường hợp xấu nhất đó là những dải sợi ối này sẽ quấn quanh dây rốn khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
Ảnh: Internet
Phát hiện dải sợi ối và những biện pháp khắc phục
Dải sợi ối có thể phát hiện được thông qua hình ảnh siêu âm. Kết quả cũng cho thấy được mức độ ảnh hưởng của dải sợi ối có gây ra dị tật cho thai nhi hay không. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng dải sợi ối trong thai kỳ, các mẹ cần phải chú ý thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện được bất thường. Bên cạnh đó, gia đình cũng cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý khi đón nhận đứa bé chào đời cũng như có những kế hoạch cho việc điều trị dị tật của con sau này.
Với kỹ thuật y học hiện đại ngày nay, các bác sĩ đã có thể thực hiện mở tử cung của mẹ để cắt các sợi ối quấn vào cơ thể thai nhi, sau đó đặt bé trở lại bụng mẹ để phát triển cho tới khi chào đời. Đây được xem là hướng giải quyết cho hội chứng dải sợi ối nghiêm trọng. Nếu trẻ sinh ra gặp tình trạng dính ngón, khoèo chân tay, sứt môi hở hàm ếch… các bác sĩ cũng có cách tiến hành phẫu thuật chỉnh hình, khắc phục được đáng kể các tình trạng trên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kỳ?
- Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ?
- Kỳ lạ bà mẹ bị mù suốt thai kỳ vì thay đổi hormone
- Những điều nhỏ nhặt mẹ bầu cần chú ý trong suốt thai kỳ
- Những nguy hiểm dễ gặp trong giai đoạn thai kỳ do mẹ bầu quá nhẹ cân
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua