Cha mẹ cần biết Quy tắc vàng khi kỷ luật con
Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà tôi và em trai lấy trộm một gói kẹo cao su từ cửa hàng tạp hóa. Khi đó chúng tôi còn nhỏ, bị mẹ kỷ luật trước mặt thu ngân và nhiều khách hàng khác. Chúng tôi đã mắc sai lầm, nhưng hình phạt đó khiến cả hai cực kỳ xấu hổ. Khi nghĩ lại chuyện này, tôi luôn ước mẹ sẽ chờ đến khi về nhà để phạt hai chị em hơn là làm bẽ mặt chúng tôi nơi công cộng.
Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Cách tư duy này chắc chắn cũng thích hợp để áp dụng cho việc kỷ luật trẻ em. Dưới đây là ba quy tắc vàng mà bạn có thể tham khảo.
Kín đáo
Kỷ luật cần được xử lý kín đáo. Bạn hãy thử nghĩ xem bản thân sẽ cảm thấy như thế nào nếu bị người khác khiển trách trước mặt bạn bè hoặc đồng nghiệp. Vì vậy, khi con hành động sai trái, bạn nên giữ bình tĩnh và tìm một nơi riêng tư để uốn nắn. Nếu không thể tìm được một nơi như thế, bạn cần thông báo cho con rằng khi về nhà, con sẽ phải chịu hậu quả vì hành động của mình.
Ngoại lệ đối với nguyên tắc này là việc điều chỉnh hành vi của trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Hãy xem xét ví dụ về một đứa trẻ 4 tuổi muốn lôi kéo sự chú ý của mẹ trong khi mẹ đang nói chuyện với một người bạn.
Mẹ: Beth ạ, bác sĩ nói có lẽ cô ấy sẽ mất khoảng một tuần để hồi phục và sau đó...
Đứa trẻ: Mẹ! Con muốn hỏi mẹ cái này ạ! Mẹ ơi! Khủng long của con đâu?
Mẹ: Xin lỗi nhé, Beth. (Quay sang trẻ) Con biết không được phép ngắt lời người khác khi họ đang trò chuyện, đúng không?
Đứa trẻ: Vâng ạ.
Mẹ: Được rồi, vậy hãy chờ đợi một cách yên lặng nhé.
Tôn trọng
Trong tình huống trên, ngay cả khi đang rất khó chịu với trẻ, bạn vẫn có thể đối xử với chúng một cách tôn trọng. Điều này có nghĩa cần tránh quát tháo, mắng mỏ hay chế nhạo. Thái độ của bạn ảnh hưởng nhiều đến cách trẻ xử lý tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
Bạn có thể nói: "Jack, mẹ đang rất buồn vì con. Những gì con làm là rất sai trái. Đó không phải lựa chọn tốt, và mẹ không muốn con lặp lại. Mẹ yêu con, mẹ muốn con hiểu rằng mẹ đang chỉ ra lỗi sai để lần sau con có thể xử lý tốt hơn".
Công bằng
Để kỷ luật một cách công bằng, hậu quả cần được xác định trước. Bạn hãy giải thích cho trẻ về hậu quả của một việc gì đó để chúng biết điều gì sẽ xảy ra. Khi trẻ không vâng lời, bạn chỉ việc bình tĩnh áp dụng. Nếu cảm thấy trẻ vô tình quên, bạn có thể nhắc lại về hậu quả và cho chúng thêm một cơ hội. Nhưng nếu trẻ lại cư xử không đúng mực, bạn không nên thỏa hiệp tiếp.
Kỷ luật công bằng cũng bao gồm việc tính đến hoàn cảnh cụ thể: Liệu con có hành động bất thường vì quá mệt hay quá đói? Liệu hành vi sai trái của con có liên quan đến một giai đoạn trong lứa tuổi đó? Bạn cần bao quát vấn đề để tránh cứng nhắc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nói chuyện với con: Chuyện tưởng dễ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách
- Những việc cha mẹ không ngờ đến đang làm tổn thương con gái mình
- 4 tính cách ở trẻ dự báo lớn lên hư hỏng, bất hiếu, cha mẹ sửa ngay cho con
- 4 tính cách ở trẻ dự báo lớn lên hư hỏng, bất hiếu, cha mẹ sửa ngay cho con
- 7 câu nói của cha mẹ giúp con thành công trong tương lai
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua