Cha mẹ làm 6 điều “một phút” này mỗi ngày, trẻ sẽ khác biệt rõ rệt
Đào Hàng Tri là một nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Nhà giáo dục Đào Hàng Tri nói: "Dạy một người phải bắt đầu từ thời thơ ấu. Trẻ em, giống như cây con, nếu được trồng trọt đúng cách thì chúng có thể phát triển khỏe mạnh, bằng không đứa trẻ sẽ nhận tổn thương, khó phát triển thành tài".
Bên cạnh đó, ông cũng quan niệm rằng: "Giáo dục chân chính là một hoạt động phải đi từ trái tim đến trái tim. Chỉ khi những hành động và lời nói xuất phát từ trái tim, nó mới có thể chạm đến sâu thẳm tâm hồn con người".
Do đó, muốn giáo dục trẻ thật tốt, mỗi ngày cha mẹ hãy làm 6 điều "một phút" dưới đây để quan tâm, tôn trọng và hướng dẫn giúp trẻ phát triển.
1. Một phút lắng nghe
Khi chú ý lắng nghe bạn sẽ phát hiện ra rằng thực tế trẻ hiểu hết mọi điều (Ảnh minh họa).
Đào Hàng Tri nói: "Tất cả mọi người nói rằng trẻ còn nhỏ, nên những điều cha mẹ nói, đứa trẻ nghe thấy cũng không hiểu gì. Trên thực tế, đứa trẻ hiểu chuyện, thì sẽ biết niềm vui và nỗi buồn của cha mẹ".
Do đó, cha mẹ mỗi ngày hãy bỏ ra một phút, thay đổi góc nhìn, bước vào thế giới của trẻ, lắng nghe trẻ nói và cảm nhận. Điều này rất hữu ích cho việc trau dồi các kỹ năng xã hội của trẻ. Hãy dùng trái tim để lắng nghe, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực tế trẻ hiểu hết mọi điều.
2. Một phút thể hiện tình yêu
Đào Hàng Tri nói: "Tình yêu là một loại sức mạnh tuyệt vời, không có tình yêu thì không có giáo dục, không được coi nhẹ cảm xúc của trẻ". Tình yêu và sự đồng hành là thứ lớn nhất cha mẹ nên dành cho con.
Mỗi ngày một phút, cha mẹ cùng con nói chuyện, chạm nhẹ vào đầu con, cho đứa trẻ những cái ôm ấm áp, sẽ khiến chúng biết được rằng, cha mẹ yêu chúng như thế nào.
Cha mẹ đừng la mắng trẻ ở nơi công cộng, đừng phàn nàn về thành tích học tập của con, đặc biệt không nên tước đi sở thích của trẻ… Nếu yêu trẻ thì hãy cho trẻ đủ tình yêu và sự tôn trọng.
3. Một phút để tham gia
Đào Hàng Tri nói: "Hành động là cha, tri thức là con, sáng tạo là cháu". Nỗ lực phát hiện những sở thích chung của bạn và của trẻ, điều này giúp thúc đẩy giao tiếp cảm xúc với trẻ. T
rẻ em cũng muốn khám phá thế giới của người lớn và tham gia vào đó. Một phút mỗi ngày, hãy để trẻ tham gia vào các vấn đề xảy ra trong gia đình, tôn trọng sự độc lập của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, cố gắng tìm được sự đồng thuận.
Đương nhiên, khi trẻ tham gia vào trong quá trình này cha mẹ cần phải tôn trọng và cố gắng hướng dẫn để trẻ hiểu, không phải cái gì cũng thuận theo ý trẻ.
4. Một phút khen ngợi
Hãy khen ngợi những ưu điểm của trẻ giúp trẻ phát huy được thế mạnh của mình (Ảnh minh họa).
Một người bạn của Đào Hàng Tri, vì đứa trẻ đã làm vỡ một chiếc đồng hồ vàng mới mua khiến ông này rất giận dữ, sau đó đánh bé một trận.
Ông Đào Hàng Tri nghe thấy và nói rằng: "Ông đã đánh một nhân tài". Sau đó ông đích thân đến nhà người bạn, đưa đứa trẻ đến hiệu sửa đồng hồ, mắt đứa trẻ luôn nhìn vào người thợ sửa đồng hồ với vẻ vô cùng thích thú.
Mỗi một đứa trẻ đều có những ưu điểm riêng, không nên từ góc độ làm cha mẹ mà luôn nhìn ra những nhược điểm của trẻ. Mỗi ngày một phút, cha mẹ khi phát hiện ra ưu điểm của trẻ thì hãy khen ngợi, điều này sẽ giúp trẻ phát huy được thể mạnh của mình.
5. Một phút khích lệ
Đào Hàng Tri nói: "Toàn bộ bí mật trong cách giáo dục trẻ chính là sự tin tưởng và cho trẻ sự tự do". Trong một lần diễn thuyết ở Đại học Vũ Hán, Đào Hàng Tri đã lấy từ trong hộp ra một con gà trống và một nắm thóc. Ông ấn đầu con gà trống và tách mỏ để bỏ hạt thóc vào miệng con gà, nhưng con gà trống vật lộn và không chịu ăn. Sau đó ông Đào bắt đầu nới lỏng tay và vuốt ve con gà trống vài lần, lúc này con gà tự mình bắt đầu ăn thóc.
Mỗi đứa trẻ là một thiên thần, đừng so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Giáo dục cũng giống như cho gà ăn, đừng đem kiến thức nhét vào đầu trẻ, khi trẻ không muốn tiếp thu. Mỗi ngày bỏ ra một phút để khích lệ trẻ, giúp trẻ tự tin và kích thích cảm hứng học tập ở trẻ.
6. Một phút sửa chữa
Mỗi ngày một phút, cha mẹ hãy dành thời gian để sửa chữa những hành vi sai trái trong cuộc sống của trẻ, ví dụ như trẻ bắt nạt bạn hoặc quá keo kiệt.
Trong cách sửa chữa, trước tiên phải làm rõ nguyên nhân của hành vi, tiếp theo mới chú ý đến phương thức giáo dục. Để trẻ thấy được sự tương quan giữa sai lầm và sửa chữa sai lầm. Trẻ thấy mình phải chịu trách nhiệm với hành vi mình đã gây ra và cần phải sửa đổi, kể cả khi trẻ không muốn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những câu nói của cha mẹ khiến con hạnh phúc hơn
- 2 thói quen xấu của trẻ cha mẹ phải sửa ngay trước khi lên 6 tuổi
- Cha mẹ làm thế nào để đối phó với "tuổi nói không" của con?
- Bác sĩ vạch tội 5 sai lầm khi chăm con của cha mẹ Việt, cứ tưởng là tốt, ai ngờ lại khiến con ra nông nỗi này
- 7 cách giúp cha mẹ ngăn hành động ngỗ nghịch của con
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua