Dòng sự kiện:

Chăm sóc con nhỏ bị gãy xương sau khi bó bột

21:00 27/09/2015
Mẹ bé Sóc có gửi câu hỏi: “Bé nhà mình 2 tuổi mới bị gãy xương tay và bó bột. Giờ đã xuất viện về nhà. Mình cần tư vấn về cách chăm sóc bé lúc này”.

 

 

 

Cảm ơn mẹ Sóc đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúng tôi xin được tư vấn cho mẹ như sau:

Thông thường, không chỉ riêng trẻ nhỏ mà kể cả người lớn khi bị gãy, sai khớp chân tay, các bác sĩ sẽ dùng cách bó bột để cố định vết thương. Mục đích là phần bị thương bị bất động, điều này giúp phần bị thương chóng lành và liền đúng vị trí. Khó khăn ở chỗ người bệnh sẽ phải nằm điều trị nhiều tháng trời. Do vậy, cần phải biết cách chăm sóc để vết thương khỏi nhưng không để lại di chứng.

Trước khi đưa con về nhà, gia đình phải chuẩn bị đệm, gối, lót. Tùy tình trạng vết thương và vị trí có thể bố trí sắp xếp cho hợp lý.

[mecloud]fXa5I1xgg7[/mecloud]

Đối với tay đau của con, cha mẹ cần chuẩn bị dây để giữ tay trước ngực. Điều này tránh cho tay phải cử động nhiều lần. Lưu ý không được che phủ nếu bột chưa khô. (Nếu con bị gãy chân, con cần nằm trên một mặt phẳng cứng và kê cao khu vực bó bột).

Cử động thường xuyên các ngón tay bó bột một cách nhẹ nhàng để chúng không bị chai lỳ.

Ở các đầu ngón tay bị bó cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng không được làm ướt bột, tránh làm bẩn bột. Không dùng vật sắc nhọn hay que để chọc vào bột.

Do tình trạng bó bột kéo dài, dẫn đến xương bị loãng, dẫn đến đau mỏi. Do vậy, trong thời gian dưỡng thương, mẹ nên chuẩn bị cho con ăn những thực phẩm nhiều can-xi để nâng cao chất lượng xương, giúp giảm đau xương. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả.

Không được tự ý tháo bột nếu chưa đủ thời gian quy định hoặc không có sự chỉ dẫn của các sĩ. Cũng cần đến đúng lịch hẹn.

Cảnh báo:

Thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt, có bị lỏng hay bị gãy không. Chỉ cần phần bột không chặt có thể làm lệch khu vực xương bị gãy. Do vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra chỗ bó của con, nếu có gì thắc mắc phải hỏi luôn bác sĩ.

Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột khiến cho bộ phận được bó tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa. Thêm nữa, từ vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.

Trong trường hợp đang bó bột, cha mẹ hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.

Xin mời các bậc cha mẹ tiếp tục gửi thắc mắc về cho chúng tôi.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất:

[mecloud]tg8Hug4Mx8[/mecloud]