Chiều nay, Bộ Y tế họp khẩn chống virus Zika cùng các nước Asean và WTO
Thông tin từ thời VTV cho biết, chiều 19/9, Bộ Y tế sẽ có cuộc họp khẩn với các nước trong khu vực ASEAN và Tổ chức y tế Thế giới để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus Zika.
Tại Việt Nam, trong những ngày qua đã có thêm 2 trường hợp nhiễm virus Zika là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và có thời gian ở tại Việt Nam. Dù các xét nghiệm trên gần 3.000 mẫu bệnh phẩm không phát hiện ra virus Zika, nhưng Bộ Y tế nhận định: Có sự lưu hành virus Zika trong cộng đồng. Cùng với một số nước, Việt Nam cũng đã thí nghiệm thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia, chủng muỗi được phát triển nhằm mục đích phòng sốt xuất huyết và Zika tại khu vực Khánh Hòa.
Như vậy, tính đến thời điểm này, đã có 5 trường hợp được ghi nhận nhiễm virus Zika tại VIệt Nam. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh Zika đang bùng phát tại một số nước trong khu vực Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại các địa phương và đẩy mạnh triển khai chiến dịch Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) để phòng chống dịch sốt xuất huyết, zika.
>> Một người Đài Loan nhiễm virus Zika sau khi đến Việt Nam ăn cưới
>> Thông tin bất ngờ vụ người Việt Nam nhiễm virus Zika tại Nhật Bản
Bộ Y tế cũng chỉ đạo tăng cường việc giám sát hành khách nhập cảnh về từ vùng có dịch tại các cửa khẩu quốc tế và tăng cường việc lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika; tăng cường truyền thông phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cập nhật tình hình dịch và khuyến cáo phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên Website của Cục Y tế dự phòng; đồng thời liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế của các nước để chia sẻ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Zika.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, tình trạng dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp, gây quan ngại quốc tế, đồng thời cho rằng sự lan truyền của virus Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Đặc biệt, tại khu vực Đông Nam Á, nơi số ca nhiễm tăng từng ngày.
Hiện nay, vi rút Zika chưa có vắc xin phòng bệnh, lây truyền chủ yếu qua muỗi và đường tình dục do đó để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
1. Chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi và loăng quăng (bọ gậy):
- Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng kem đuổi muỗi, hương muỗi
- Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi, tích cực phối hợp với cán bộ y tế trong triển khai các đợt phun hóa chất.
- Diệt loăng quăng (bọ gậy): đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước nhỏ; thu dọn, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, không để nước đọng ở những vật dụng như vỏ lốp, gáo dừa, …; thường xuyên thay nước lọ hoa, bỏ dầu hoặc muối và bát nước kê chân chạn,…
2. Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
3. Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nhiễm vi rút Zika và các dị tật của thai nhi.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua