Cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng, mẹ sớm rước nguy cơ ung thư cho con
Cho con phơi nắng ra sao, lúc nào, bao lâu thì tốt?
Ở Việt Nam, do khí hậu nắng nhiều, cường độ mạnh, chỉ nên phơi nắng trong khoảng thời gian từ 6-7 giờ sáng (kéo dài từ 15-20 phút) nếu nắng không mạnh, thời gian phơi nắng có thể kéo dài hơn.
Chuyên gia khuyến cáo khi phơi nắng, không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt trẻ. Ảnh minh hoạ
Chuyên gia dinh dưỡng Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia lưu ý, tùy thời tiết, cường độ nắng, người dân cho trẻ phơi nắng thích hợp, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da của bé.
"Khi phơi nắng, không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt trẻ, cần có độ hở tối thiểu 30% diện tích da, nếu mặc cho bé quá kín thì phơi nắng không có tác dụng nhiều" - chuyên gia khuyến cáo.
Dẫn khuyến nghị gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TS Phan Bích Nga lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn non yếu. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này, thậm chí là
Ung thư da .
TS Nga, cho biết, theo thống kê hàng năm tại Viện này, 40% trẻ em đến khám bị còi xương - mức rất cao.
"Trẻ thường được đưa đến viện khi đã có các triệu chứng như quấy khóc, vật vã, ngủ không yên"- TS Nga nói.
Nhiều trẻ đi khám do gia đình phát hiện bé bị bẹp đầu (đầu cá trê), lâu liền thóp..., cha mẹ cho rằng đó là thói quen cho bé nằm nhiều. Khi đến với Viện Dinh dưỡng, các bác sĩ phát hiện bé bị còi xương từ ngay trong bào thai.
TS Bích Nga cho hay, một trong những nguyên nhân chính là vì người mẹ trong quá trình mang thai vì nhiều lý do, không ra ngoài nắng hoặc không bổ sung
Vitamin D
đầy đủ. Điều này khiến trẻ bị thiếu vitamin D ngay từ trong bụng mẹ. Từ đó dẫn tới trẻ bị còi xương từ trong bào thai dẫn đến hậu quả bé sinh ra bị còi xương sớm.
Theo TS Nga, trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, dẫn tới rối loạn khoáng hóa xương, gây tăng mất canxi của xương, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Trẻ thiếu vitamin D kéo dài, làm bé chậm phát triển chiều cao, hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh, trẻ lớn lên có thể gặp vấn đề nhũn xương, hoặc loãng xương sớm.
Giữ con trong nhà, con còi xương là... phải
Không ít bậc phụ huynh, người lớn cho rằng trẻ sơ sinh cần được bảo vệ, chăm sóc nơi kín gió, tránh nắng nên "giữ rịt" trẻ trong nhà. Thói quen này của cha mẹ kéo dài tới khi bé đã lớn, đợi tắt hết nắng mới cho con ra ngoài "hưởng gió".
Trong khi vitamin D có từ nhiều nguồn (thực vật, động vật, ánh nắng mặt trời, thuốc, thực phẩm bổ sung...) nhưng thực tế, hàm lượng vi chất này trong thực phẩm rất thấp, nên nếu cha mẹ chỉ phụ thuộc nguồn này, sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D của cơ thể trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay thiếu vitamin D nên cần cho trẻ ra ngoài chơi để bổ sung vitamin D. Tắm nắng là cách rất hiệu quả để tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
TS Nga cho rằng, trong ánh nắng mặt trời có nhiều tia alpha, beta, gamma, trong đó chỉ có tia beta giúp chuyển hóa thành vitamin D cho cơ thể.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Em bé 2 tuổi bị bệnh ung thư người lớn, bác sĩ giải thích thế nào?
- Mẹ ăn những món này, con bớt sợ ung thư
- Ăn cà chua với những thực phẩm này có thể thành 'độc dược'
- Những thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư hầu hết ai cũng mắc phải
- Quả cà chua: Bảo vệ tim mạch, chống ung thư, chống viêm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua