Dòng sự kiện:

Chọn loại rau và nấm nào khi ăn lẩu để không bị ngộ độc?

02:00 24/01/2016
Bạn đã biết, không phải tất cả các loại rau đều có thể nhúng vào nồi lẩu và ăn luôn?

 

 

 

 [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]

Việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc.

Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu như: Rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen… đậu phụ, khoai tây, cà rốt…vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Tuy nhiên, tùy vào từng loại lẩu mà bạn nên chọn cho mình loại ra phù hợp.

Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

Có một số loại rau khi kết hợp với nước lẩu không phù hợp có thể gây ngộ độc cho người dùng.

Lẩu các loại động vật có vỏ sống trong nước kỵ các loại rau chứa nhiều chất vitamin C:

Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Lẩu thịt gà với rau kinh giới:

Rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.

Lẩu hải sản:

Acid tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng… thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giầu acid tannic như trên.

Lẩu thịt dê kỵ giấm:

Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

Thay vào đó nếu chọn đúng loại rau sẽ khiến cho nồi lẩu trở nên ngon và đúng vị hơn như:

- Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.

- Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.

- Lẩu vịt: Thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.

- Lẩu gà: Thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống...

Chọn nấm để ăn lẩu

Nấm có thể là nguyên liệu chứa nhiều nguy cơ gây hại nếu không được xử lý và ăn đúng cách. Khi ăn lẩu, nếu nấm chưa chín hoàn toàn sẽ đưa vi khuẩn và độc tố vào trong người gây chóng mặt, buồn nôn.

Trong chương trình Ngon và lành (VTC14), đầu bếp Phạm Văn Danh, cho biết, phải chọn loại nấm tươi, không úa vàng ở gốc, phần rễ hơi đen, thân nấm sáng bóng, bề mặt trơn nhẵn.

Trong các loại nấm thì nấm kim châm được nhiều bà nội trợ ưa chuộng nhất. Bởi, nấm kim chân có vị ngọt, mềm, mùi hương thanh nhẹ, màu trắng, thân dài và mỏng. Đây là loại nấm được biết đến với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp, tăng cường sinh lực. Loại nấm này được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nếu mua phải nấm kim châm đã hết hạn sử dụng, không được bảo quản trong điều kiện thích hợp, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nấm kim châm cũng sẽ bị ôi, thiu, hư hỏng như các thực phẩm khác, khi ăn vào rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng thông thường khi bị ngộ độc nấm là: Đau bụng, nôn mửa, bị đi ngoài liên tục… cần đưa đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.

Có nhiều nấm kim châm được sản xuất mất an toàn vệ sinh thực phẩm và gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Thực tế thì đã phát hiện nhiều trường hợp nấm kim châm có chứa chất độc hại axít citric công nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, khi sử dụng nấm kim châm có chứa axít citric công nghiệp, loại axít này sẽ xâm nhập và ngấm sâu vào trong cơ thể, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, có thể bị xung huyết.

 Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]sZrpitt4XE[/mecloud]