Chữa bách bệnh bằng bài tập của 5 ngón tay
Massage tay và bài tập ngón tay có thể làm giảm cơn đau ở một số bộ phận cụ thể, giúp bạn bớt sợ hãi, khó chịu, bất an và lo lắng.
Dưới đây là những bài tập ngón tay rất tốt cho sức khỏe, theo VnExpress.
Ngón tay cái: Điều trị nhức đầu và stress
Ngón tay cái có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc của bạn.
Nếu cảm thấy nhức đầu hoặc có cảm giác căng thẳng và trầm cảm, hãy giữ ngón tay cái của bạn và ấn nhẹ lên nó. Bạn massage ngón cái nhẹ nhàng, lặp lại quá trình này 3-4 lần hoặc cho đến khi được thư giãn.
Ngón trỏ: Khỏi đau nhức cơ bắp và thất vọng
Ngón trỏ được cho là có liên quan đến cảm xúc sợ hãi, hoang mang và cơ quan thận.
Nghiên cứu cho thấy xoa bóp ngón tay trỏ giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân thận. Ngoài ra, người mắc chứng đau lưng, đau cơ, khó chịu ở chân tay nên làm bài tập ngón tay này để dịu cơn đau.
Ngón giữa: Giảm mệt mỏi và tức giận
Xoa bóp nhẹ nhàng lên ngón giữa của bạn để giảm đau, viêm, các vấn đề về gan và lưu thông máu.
Massage nhẹ ngón giữa cũng giúp bạn bình tĩnh lại nếu đang tức giận và khó chịu. Bạn cảm thấy thoải mái và duy trì huyết áp bình thường khi tập cho ngón giữa.
Ngón áp út: Cải thiện tiêu hóa và suy nghĩ tiêu cực
Bạn cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và những suy nghĩ tiêu cực, tâm trí bối rối bằng cách massage ngón tay áp út.
Ấn nhẹ lên ngón tay đeo nhẫn cũng làm giảm đau ngực và các vấn đề về hô hấp. Trong khi làm các bài tập này, bạn cần phải nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh và hít thở sâu.
Ngón tay út: Giảm cảm giác sợ hãi và suy nghĩ lo lắng
Người quá nhạy cảm và suy nghĩ, lo lắng nhiều có thể xoa bóp ngón tay nhỏ để trấn an mình. Tâm trí sẽ rõ ràng, tư duy ổn định khi bạn làm bài tập ngón tay này.
Chà xát lòng bàn tay: Giảm buồn nôn, tiêu chảy và táo bón
Chà xát lòng bàn tay của bạn nhẹ nhàng bằng chuyển động quay bàn tay kia. Bạn cũng có thể áp hai lòng bàn tay để xoa và hít thở sâu ba lần.
Bài tập này làm giảm buồn nôn, căng thẳng và táo bón. Bệnh nhân ung thư đang điều trị nên áp dụng bài tập tay này.
Áp hai bàn tay: Tăng năng lượng, cải thiện lưu lượng máu
Nhẹ nhàng ấn khu vực trung tâm của lòng bàn tay và các đầu ngón tay của bạn bằng cách đưa bàn tay áp sát nhau. Việc làm này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ruột và thận. Bài tập này cũng sẽ làm tăng sức mạnh cơ thể và sự tự tin.
Ngoài bài tập cho 5 ngón tay trên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn bài tập “Thập nhị đoạn cẩm” gồm 12 động tác là bài tập tự chữa bách bệnh của người Trung Quốc được nhắc trên báo Sức khỏe và Đời sống.
Được biết, Bài tập 12 động tác này là một trong những bí quyết giữ sức khỏe của giáo sư Nguyễn Lân, một biểu tượng về chữ thọ trong làng trí thức Việt Nam (cụ thọ 99 tuổi). Ngoài việc giữ sức khỏe và giúp trường thọ, nó còn có tác dụng chữa nhiều bệnh tật.
[mecloud]tfqONPaCdS[/mecloud]
Phương pháp tập như sau:
1. Cắn răng: Hai hàm răng nhẹ nhẹ cắn vào nhau 36 lần.
2. Nuốt nước bọt: Lòng dạ thanh thản, lấy đầu lưỡi ngoáy trong mồm để nước bọt ra đầy mồm, rồi súc miệng 36 lần, nuốt nước bọt làm 3 lần và dùng ý niệm đưa nước bọt về phía đan điền (vùng dưới rốn).
3. Rửa mặt: Hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, rồi xoa lên mặt, từ hai khóe miệng lên cánh mũi ra hai bên má, lên hai bên thái dương, lại kéo xuống cằm, làm đi làm lại nhiều lần, xoa đến khi nóng là được.
4. Gõ trống trời: Hai tay bịt tai, ngón tay trỏ đặt lên trên ngón tay giữa rồi bật mạnh xuống đầu, làm 24 lần.
5. Động huyệt cao manh: Hai vai quay đi quay lại 36 lần.
6. Đỡ trời: Nắm hai tay, sau khi hít đầy khí, nín thở, đồng thời một tay xòe ra hướng lên trời, sau đó từ từ bỏ xuống, mỗi tay làm 3 lần.
7. Bắn cung phải trái: Nín hơi, tay trái đưa thẳng ra phía trước, tay phải làm động tác kéo dây cung. Tay phải tay trái đổi động tác cho nhau, làm 3 lần.
8. Xoa đan điền: Tay trái để vào chỗ thận, tay phải xoa vào đan điền, hai tay thay đổi nhau 36 lần.
9. Xoa huyệt nội thận: Nín hơi, hai tay xoa cho nóng, xoa huyệt mệnh môn (chính giữa thắt lưng, dưới đốt sống thứ 2 tính từ dưới lên) 36 lần.
10. Xoa huyệt dũng tuyền: Tay trái cầm bàn chân trái lên, tay phải xoa vào bàn chân trái 36 lần, lại đổi sang chân phải.
11. Xoa huyệt hiệp tích: Xoa khe xương ngực số 3 và số 4; 36 lần.
12. Vẩy chân: Chân trái đứng yên, chân phải nhấc lên vẩy 7 lần, lại đổi sang chân trái, vẩy 7 lần.
Đây là bài tập tối thiểu cho một người bình thường; nghĩa là một người khỏe mạnh khi có điều kiện cần luyện tập những môn thể dục mạnh khác, thập nhị đoạn cẩm chỉ là bài tập bổ sung.
Những người cao tuổi hoặc có bệnh, tùy theo hoàn cảnh, nên tập đều đặn bài này, phải kiên trì tập hằng ngày, ít nhất là một lần một ngày.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua