Chúng ta đang lạc lối trong việc nuôi dạy con ra sao?
Trẻ cần sự cho phép của người lớn để làm người
Khi bạn ngồi lại và quan sát lũ trẻ con, bạn sẽ thấy rất nhanh và rõ một sự thật, đó là: trẻ cần sự cho phép của người lớn để làm người.
Nghe đến đây bạn sẽ “nhảy dựng” lên và phản kháng ngay đúng không nào? Chúng ta – những bậc làm bố làm mẹ lúc nào cũng tự hào mình là người yêu con nhất, thương con nhất và đặc biệt là tôn trọng con nhất. Nhưng sự thật là có phải như vậy không?
Có phải hàng ngày chúng ta vẫn thường nói với con như thế này?
“Không sao đâu, đừng khóc”
“Con phải kiên nhẫn chứ”
“Con bị làm sao vậy?”
“Bình tĩnh đi”
“Có gì đâu, thôi đi con”
“Con ăn cho xong đi”
“Im lặng nào”
“Ngồi yên đi nào”
“Vì bố/mẹ bảo thế”
“Đừng rên rỉ nữa”
“Đừng ngốc nghếch thế”
“Con đừng có cãi lại!”
“Kìa, ra hôn bà đi con”
“Con mà không ‘ạ’ thì mẹ không cho đâu”
“Nếu con không làm việc X này, cha/mẹ sẽ phạt con/ không cho con làm điều Y/ không cho con đi chơi…”
Chúng phải xin phép người lớn để khóc, để mắc lỗi, để đi vệ sinh, để được buồn, để được lắng nghe, để được phấn khích... |
Đấy, lũ trẻ hàng ngày vẫn phải xin phép người lớn được thực hiện “quyền” đáng lẽ ra là của chúng. Chúng phải xin phép người lớn để khóc, để mắc lỗi, để đi vệ sinh, để được buồn, để được lắng nghe, để được phấn khích, để sợ hãi, để cảm thấy an toàn, để cố gắng, để tự kiểm soát cơ thể mình, để đừng bị dọa nạt. Và nhiều hơn nữa. Rõ ràng, trẻ em liên tục bị người lớn khiến chúng cảm thấy chúng phải được người lớn cho phép thì mới được tôn trọng và được đối xử như những con người thực thụ.
Trẻ không cần phải bị phạt thì mới học hỏi
Các bậc cha mẹ cho mình cái quyền ra lệnh cho con cái, thiếu sự kết nối với con, và trừng phạt con trẻ vì chúng xử sự “như trẻ con”. Giả sử điều bạn nói là hợp lí thì trẻ cũng không đáng phải bị trừng phạt để chấp nhận nó một cách nghiêm túc.
Tất cả mọi người, ai cũng có quyền được lắng nghe và tôn trọng. Vì sao trẻ em lại không có quyền lên tiếng trong những quyết định có ảnh hưởng tới chúng? Bạn sẽ thấy, mọi việc không cần phải theo hướng này. Nếu bạn luôn đối đầu với con cái, thì đương nhiên việc làm cha làm mẹ sẽ chẳng có gì vui.
Con người không thích bị kiểm soát. Trẻ em cũng là con người, và vì thế chúng sẽ chống đối lại sự kiểm soát. Chắc chắn là các bậc cha mẹ không thích đóng vai trò là người kiểm soát những cá nhân không thích bị kiểm soát đâu nhỉ? Làm cha mẹ không cần phải theo hướng cha mẹ đối đầu con cái. Như bất kì một mối quan hệ nào (kể cả tình bạn), một mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau thì tốt đẹp hơn nhiều sự kiểm soát.
Trẻ không cần phải bị kiểm soát và ép buộc và trừng phạt thì mới học hỏi. Trẻ em luôn sống và học hỏi từ cuộc sống của chúng. Chúng học cách xử lí những cảm xúc, những khó khăn, những xung đột, tất cả mọi thứ – từ việc quan sát cha mẹ. Bởi vậy nếu bạn muốn con bạn trở thành người như thế nào, hãy làm gương! Đó là điều đúng đắn nhất mà bạn có thể làm trong hành trình nuôi dạy con.
Trẻ không cần phải làm gì để được tôn trọng
Trẻ em không cần phải làm gì để được tôn trọng như một con người. Trẻ em không phải đang chuẩn bị làm người, chúng đang là người, ngay giây phút này đây. Không phải chúng đang đợi để được sống cuộc sống của mình, chúng đang sống.
Xã hội cư xử với trẻ em cứ như thể chúng đang trong quá trình chuẩn bị cho mai sau, lúc trưởng thành chúng sẽ được tôn trọng – chứ không phải là được tôn trọng ngay từ bây giờ. Trước khi chúng trưởng thành, ai cũng cho rằng mình được phép đối xử với trẻ em như những đối tượng cấp thấp với vỏ bọc là “làm cha mẹ” và “giáo dục”. Đối với nhiều người, “làm cha mẹ” đồng nghĩa với “trừng phạt” và “giáo dục” đồng nghĩa với “trường lớp”, nhưng sự thật lại khác xa như vậy.
Sự phân biệt đối xử với trẻ em đã cắm rễ quá sâu vào trong quan niệm của người lớn. Những ai lên tiếng bảo vệ quyền của trẻ em, lên tiếng vì sự đối xử bất công với trẻ em thì thường xuyên bị cười nhạo. Tôi đã từng nói rằng tôi không muốn được coi là “người mẹ tốt” bởi một xã hội nghĩ quá ít cho trẻ em.
Việc hạ thấp nhân cách của trẻ em được chấp nhận và đôi khi còn được tán dương khi người lớn nói đùa, chế giễu, đổ lỗi cho trẻ em – những người đang học cách cư xử từ việc quan sát người lớn. Tôi thấy các bậc cha mẹ thường than phiền về con cái của họ. Nhiều người không nhận ra rằng cách nhìn trẻ em của họ đã bị xã hội định hình, và cách nhìn đó thường không tôn trọng trẻ em chút nào.
Tôi hiểu là việc làm cha mẹ có những lúc rất khó khăn, nhưng lấy đó làm lí do để có những câu nói đùa và chế giễu trẻ em thì tôi sẽ không tham gia đâu. Chúng ta không cần phải hạ thấp trẻ em để chia sẻ với nhau những khó khăn mà ta gặp phải khi nuôi dạy con cái.
Các bậc cha mẹ có thể đọc về cách nuôi dạy con trong sự tôn trọng nhưng phần lớn sẽ chọn yêu thích và sử dụng những thông tin phù hợp với quan điểm có sẵn của họ. Việc chọn những thông tin xác nhận quan điểm có sẵn của mình là đúng thì luôn dễ dàng hơn việc thay đổi quan điểm.
Các bậc cha mẹ được xã hội định hướng rằng cách tốt nhất để nuôi dạy con cái là: cha mẹ toàn quyền quyết định mọi việc thay cho con cái, cha mẹ có quyền khen thưởng hoặc trừng phạt con cái. Khi trẻ em bị kiểm soát và ép buộc phải làm những điều chúng không muốn thì chúng sẽ có những hành động khiến cha mẹ phải dùng đến thưởng phạt.
Đừng lạc lối quá xa trong hành trình nuôi dạy con
Chúng ta thường nhẫm lẫn giữa hành vi của trẻ và chính đứa trẻ. Phần lớn chúng ta có thể tách biệt được vợ/chồng mình và hành vi của họ. Nhưng với trẻ em, một cách vô thức, chúng ta coi đứa trẻ = hành vi. Bởi vậy khi không ưa một hành vi nào đó của trẻ, ta lập tức mất đi sự tôn trọng dành cho chúng.
Một số hành vi của trẻ em dường như là không chấp nhận được, nhưng hiểu được cảm xúc của trẻ dẫn đến hành vi đó mới là vấn đề mấu chốt. Chúng ta có thể không thích cách trẻ phản ứng khi chúng gặp rắc rối nhưng đừng bỏ qua cảm xúc của chúng cũng như đừng xem nhẹ trải nghiệm của chúng. Sự cảm thông và thấu hiểu luôn luôn là câu trả lời.
Người khác hay nói tôi cần phải dừng phán xét các bậc cha mẹ, rằng tôi nên tôn trọng cách nuôi dạy con của những cha mẹ khác. Nhưng tôi không thể không lên tiếng khi trẻ em bị hạ thấp nhân cách và không được tôn trọng. Tôi sẽ làm mọi điều tôi có thể để đứng lên bảo vệ trẻ em, dù điều đó có làm nhiều bậc cha mẹ khó chịu.
Tôi viết bài này không phải để nói xấu các bậc cha mẹ khác. Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta đã đi lạc lối quá xa trong việc nuôi dạy con cái. Hơn thế nữa, chúng ta đang ủng hộ cho việc hạ thấp nhân cách của trẻ em. Đọc những điều này, bạn có thể cảm thấy không vui vì chính bạn và tôi, chúng ta cũng đã từng là nạn nhân, chúng ta ngày bé cũng từng bị bố mẹ hạ thấp nhân cách như thế. Nhưng chúng ta phải nhận ra sai lầm thì mới có thể thay đổi. Và chúng ta có thể thay đổi ngay trong cuộc sống của chính chúng ta.
Nguyễn Huyền - Ảnh: Annietaophotography
Theo Đời sống & Pháp lý
- Điều xảy ra khi mẹ không dạy con trai làm việc nhà giống như con gái
- 11 nguyên tắc vàng dạy con lứa tuổi mầm non, tiểu học
- Bí mật dạy con của các bậc cha mẹ ôn hòa
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua