Chuyên gia mách cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
Đến nay, dịch bệnh bạch hầu bùng phát ở Bình Phước đã làm 3 người tử vong, gần 30 người nghi nhiễm, trong đó có 4 người dương tính. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong là vì biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu gần giống với viêm họng.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bạch hầu là bệnh lây truyền từ người sang người và từ người không triệu chứng (những cá nhân đang bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng) bị nhiễm bệnh.
Bệnh bạch hầu có những triệu chứng như đau họng nghiêm trọng hoặc không có khả năng nuốt, cổ sưng, khó thở, tức ngực, cực kỳ suy yếu và sốt.
Vi khuẩn truyền qua đường hô hấp qua dịch tiết hô hấp trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng bị nhiễm bệnh hoặc vết thương trên da. Khi bạch hầu hô hấp tiến triển, người bệnh có thể phát triển màng dày dính cổ điển màu xám hình thành trên các mô niêm mạc của amiđan, họng và/hoặc khoang mũi. Khi màng dày này lan vào thanh quản và khí quản có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở gây nghẹt thở và tử vong.
Các biểu hiện toàn thân của bệnh bạch hầu gây ra bởi những tác động của độc tố bạch hầu và tiếp theo nó tác động đến các cơ quan khác cách xa khu vực ban đầu của nhiễm trùng. Cơ quan thường bị ảnh hưởng bao gồm tim và hệ thống thần kinh, dẫn đến những biến chứng như viêm tim (cơ tim), nhịp tim và rối loạn dẫn truyền, yếu cơ, tê (thần kinh), và thay đổi thị lực.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo khi có những triệu chứng đau họng nghiêm trọng hoặc không có khả năng nuốt, cổ sưng, khó thở, tức ngực, cực kỳ suy yếu và tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bạch hầu, sốt là phải đến cơ sở y tế ngay. Bạch hầu không phải là bệnh có thể được quản lý ở nhà. Trường hợp đã nghi ngờ là bệnh bạch hầu nên nhập viện kịp thời. |
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết biểu hiện của bệnh bạch hầu ban đầu là sốt, ho, khàn tiếng, sau đó nổi các mảng trắng ở vùng hầu - họng, nếu nhìn bên ngoài có thể thấy sưng hạch ở cổ.
Tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa khi các mảng trắng lan rộng, làm tắc đường thở; ngoài ra, nội độc tố bạch hầu cũng sẽ bị phóng thích gây viêm cơ tim, dẫn đến suy hô hấp, sốc tim và tử vong.
Tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng thường gặp hơn ở trẻ em 3-4 tuổi trở lên. Ở người lớn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ hội bệnh tự khỏi có thể lên tới 60%-70%, trong khi ở trẻ em thì bệnh thường nặng và khó tự khỏi hơn.
Nếu đã dẫn đến biến chứng nặng như tắc đường thở hay viêm cơ tim thì rất khó cứu. Để phòng chống bệnh chỉ có cách duy nhất là tiêm phòng để tăng miễn dịch phòng bệnh.
Hiện nay cái khó của bệnh để người dân quan tâm hơn đó là các triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu có thể tương tự như của một nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
NGỌC LAM/Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua