Chuyên gia tiết lộ nguồn dinh dưỡng phù hợp từng lứa tuổi phụ nữ
Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn chuyển hóa khác nhau nên có nhu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng. Nếu biết cách cung cấp các chất đầy đủ, cân đối và hợp lý ở từng giai đoạn tuổi tác, cơ thể bạn sẽ luôn khỏe mạnh và trẻ trung hơn so với tuổi thật.
Thời thơ ấu
Các bé gái nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý từ nhỏ sẽ có quá trình phát triển cơ thể tối ưu nhất. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì được cung cấp đủ đạm, canxi, vitamin D thì trẻ sẽ đạt chiều cao tối ưu lúc trưởng thành. Lớn lên, các em trở thành một thiếu nữ có thân hình cân đối và khỏe mạnh.
Do vậy bác sĩ khuyên phụ huynh nên chú ý cho trẻ tắm nắng đủ mỗi ngày và tăng cường các thức ăn giàu canxi, đặc biệt là sữa trong từng khẩu phần.
Ảnh: Womnenshealth.
Tuổi thanh xuân
Từ giai đoạn dậy thì, cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ rệt để đạt tới mức trưởng thành tối đa. Sau khi dậy thì, chiều cao đã ngưng phát triển nhưng khối lượng xương vẫn tiếp tục tăng để đạt đỉnh cao nhất trong độ tuổi từ 25 đến 35. Do đó cần ăn đủ canxi, sắt và đạm từ thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, tôm, cua, đậu đỗ… trong khẩu phần hàng ngày.
Từ 20 đến 35 tuổi cũng là giai đoạn sinh sản lý tưởng của phụ nữ, cơ thể rất cần canxi, folate và vitamin nhóm B. Canxi giúp củng cố khung xương vững chắc, nếu được cung cấp đầy đủ sẽ giúp mật độ xương đạt tối đa và phòng ngừa loãng xương sau này. Folate rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Cần bổ sung folate bằng cách tăng cường rau có màu xanh đậm như mồng tơi, cải xanh… trong bữa ăn. Bên cạnh đó bổ sung sữa giàu sắt và axit folic, nhất là trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Giai đoạn mãn kinh
Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ hàng tháng và chế tiết ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormone như estrogen và progesteron đi vào máu làm cơ sở cho sự thụ thai. Ðến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, những thay đổi nội tiết diễn ra rất sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Khi đó chị em dễ bị suy giảm lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol. Ngoài ra các kích dục tố do tuyến yên tiết ra sẽ gia tăng khi không còn sự kiềm chế của hoạt động buồng trứng.
Hậu quả của quá trình trên dễ khiến phụ nữ mắc một số bệnh như loãng xương, mạch vành, huyết áp, ung thư, thừa cân béo phì, nám da do rối loạn sắc tố… Trong 10 đến 15 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, sự rắn chắc của xương không còn như trước. Mật độ xương sau giai đoạn mãn kinh phụ thuộc vào mật độ xương đạt được lúc trưởng thành và tốc độ mất xương lứa tuổi này. Đây là lúc cần cung cấp lượng canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong các loại tôm, cua, sữa, đậu đỗ, rau màu xanh đậm…
Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, phụ nữ khi bước sang độ tuổi 40 các nếp nhăn ngày càng hiện rõ, tóc thưa, yếu dần và đổi màu. Do đó, cần chế độ ăn tăng cường thực phẩm chống ôxy hóa và giàu vitamin A, E, B, C, kẽm, chất đạm có trong rau quả, thịt cá, trứng sữa, ngũ cốc và uống nhiều nước. Chế độ ăn này giúp cơ thể giữ nét tươi trẻ đồng thời ngăn ngừa nhiều căn bệnh thường xảy ra ở nữ giới tuổi này như ung thư cổ tử cung, ung thư vú...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu đừng mắc phải
- Dinh dưỡng vàng cho phát triển tối ưu não bộ trong những năm tháng đầu đời
- 3 biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng cha mẹ nhất định phải biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua