Chuyên gia về gia đình giải thích vì sao không nên bắt trẻ ôm hôn anh em họ hàng?
Đôi khi những người thân như ông, bà, cô, dì, chú, bác, v.v. muốn ôm hôn trẻ để thể hiện tình cảm.
Vì không muốn khó xử và làm mất lòng mọi người nên bố mẹ thường khuyến khích con thực hiện hành động đó dù có thể trẻ không thích.
Phản đối điều này, TS Deborah Gilboa, một chuyên gia về nghệ thuật làm cha mẹ cho biết: ‘Tuyệt đối không nên cưỡng ép trẻ ôm hôn người khác.
Khi bạn dạy con rằng cơ thể trẻ là riêng tư, không ai được tự ý chạm vào người con, sau đó lại bắt con có cử chỉ thân mật với một ai đó, trẻ sẽ cảm thấy bối rối’.
Trẻ không biết phải làm gì khi người lớn, kể cả ông bà hay chú bác muốn thực hiện cử chỉ thân mật với chúng - chúng có được từ chối không hay lúc nào cũng phải nghe lời.
TS Gilboa nói thêm: ‘Đây là vấn đề thuộc quyền tự quyết của trẻ. Trẻ cần hiểu chúng có thể từ chối và mọi người cần tôn trọng điều đó’.
Cha mẹ thường bảo con cảnh giác với người lạ nhưng không nhắc con một điều: không một ai, kể cả những người con quen biết được phép chạm vào cơ thể con nếu con không đồng ý.
Kết quả là, hầu hết những kẻ lạm dụng trẻ em đều là họ hàng hoặc người trẻ quen và ngay cả khi điều này xảy ra, trẻ cũng không biết mình bị xâm hại nên không kể với bố mẹ.
Theo bà Karen Days, Giám đốc Trung tâm An toàn và Chữa lành Gia đình tại Bệnh viện Nationwide: ‘Các bậc phụ huynh cần giúp con hiểu rằng, con không phải làm những việc khiến con không thoải mái. Kể cả khi người đó là ông nội, ông ngoại, chú bác hoặc anh họ’.
Để việc này không gây bất hòa và tổn thương những người trong gia đình, cha mẹ cần thể hiện rõ quan điểm với họ hàng.
Đừng quên giải thích trẻ đang được dạy cách bảo vệ thân thể cũng như có quyền tự quyết với cơ thể mình, đó là lý do trẻ không ôm hôn người khác nếu chúng không muốn.
Nhưng có một điều các chuyên gia đều đồng ý, đó là bố mẹ nên trò chuyện cùng con trước các buổi gặp mặt gia đình để hiểu suy nghĩ của trẻ.
Cha mẹ cần hỏi con lý do con cảm thấy không thoải mái: Là do con xấu hổ hay thấy ‘lạ’ người đó? Con có trải nghiệm không hay nào với người đó không?
Các bậc phụ huynh nên giúp con tạo ranh giới an toàn và tìm cách để trẻ thể hiện tình cảm với mọi người mà vẫn thấy thoải mái.
Thay vì ôm hôn, trẻ hoàn toàn có thể đập tay hoặc bắt tay với người lớn – điều này vẫn thể hiện sự thân thiết và kết nối với mọi người.
Hoặc, bố mẹ có thể khuyến khích con khoe bức tranh mình vẽ hay thể hiện khả năng hát, múa, đọc thơ.
Thật vậy, cha mẹ cần vô cùng khéo léo và tâm lý trong cách ứng xử để có thể bảo vệ con, dạy con cách tránh khỏi bị xâm hại mà không làm con tách biệt với những người thân trong gia đình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đọc 'Bức thư của người mẹ gửi con trai' ai cũng sẽ nghĩ lại về cách dạy con
- Không phải khen ngợi, bố mẹ Tây đã luôn dạy con điều này để trẻ thành tài
- Dạy con nhanh biết đọc như bà mẹ có con gái du học từ khi 8 tuổi, nói được 4 thứ tiếng
- Học cách bố mẹ Mỹ dạy con làm từ thiện
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua