Dòng sự kiện:

Chuyện trẻ không bú sữa mẹ, nguyên nhân do đâu?

18:51 02/08/2015
Trên thực tế, có nhiều bé không bú sữa mẹ, hoặc bú rất ít. Hiện tượng này không hiếm.

Trên thực tế, có nhiều bé không bú sữa mẹ, hoặc bú rất ít. Hiện tượng này không hiếm sảy ra.

Mẹ Trần Thùy Linh đã chia sẻ với trang: “Tôi sinh cháu đến nay đã được 1 tháng 3 ngày . Những ngày đầu cháu có bú mẹ nhưng vì con ít sữa nên tôi vẫn phải cho cháu ăn thêm sữa bột .Nhưng khoảng 3 ngày sau tôi bị tắc tia sữa làm cháu ko bú được . Mất khoảng 1 tuần chữa được thì cháu không bú mẹ nữa nhưng người khác cháu vẫn bú .Mỗi lần ép cháu bú cháu lại khóc thét lên .Tôi rất mong cho cháu bú được mà không biết làm cách nào .Mới đây tôi đổi bình sữa cho cháu .Vì bình sữa này dễ bú hơn nên đột nhiên cháu bú nhiều hơn trước gấp 2- 3 lần. Tôi thấy rất lo nhưng nếu không đáp ứng cho cháu thì cháu khóc rất thương. Cháu cũng đi tiểu cũng như đi ngoài vẫn bình thường và nhiều hơn nhưng tôi thấy bụng của cháu to hơn trước, tiếng sôi bụng nghe rất to, sờ vào phía trái bụng ở dưới rốn còn cảm nhận được sự lọc ọc của nước. Tôi rất lo lắng mong nhận được sự tư vấn gấp của các bác sĩ để tìm cách cho cháu bú mẹ và chữa chứng bệnh cháu đang mắc phải”.


Bé không chịu bú hay từ chối bú mẹ khi có những biểu hiện:

Bé ngậm vú nhưng không chịu bú hoặc bú rất yếu.

Đôi khi bé khóc và chống lại mẹ cố gắng cho bú.

Bé ngậm vú đang bú nhưng sau đó nhả vú ra và khóc hoặc bị ho sặc.

Có một số trẻ chỉ bú một bên vú và từ chối bú ở vú bên kia.

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ

Hiện nay, việc “nuôi con bằng sữa ngoài” (không phải sữa mẹ) khá phổ biến nên sẽ có rất nhiều loại sữa cho bạn và gia đình lựa chọn cho bé. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng về nguồn sữa cho con mà việc bạn quan tâm là chọn loại sữa nào phù hợp với bé và điều kiện kinh tế của gia đình.

Ngoài sữa bột, bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành – đây là loại sữa tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bé.

Lưu ý: KHÔNG cho trẻ nhỏ ăn sữa đặc có đường vì sữa này chỉ thích hợp với trẻ lớn. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa non nớt của bé khó có thể hấp thu được sữa đặc có đường, rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.


Đừng ngại cho bé đi “bú chực”

“Bú chực” có nghĩa là bú nhờ một bà mẹ khác. Bạn có thể xin sữa từ những bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi. Việc vắt sữa ngày nay khá đơn giản, nhưng nếu có thể bạn hãy để bé bú trực tiếp để bé được cảm thấy thoải mái tận hưởng bầu sữa mẹ.

Không cho trẻ ăn cháo kèm đường và mỳ chính

Nếu trong cháo của trẻ có nhiều đường hoặc mì chính sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và kèm theo thiếu vitamin A.  Nước cháo (nước cơm) khiến cho trẻ rất dễ no nhưng cơ thể lại chưa thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết dẫn đến suy dinh dưỡng.

Lưu ý: Bạn nên cho trẻ uống sữa và “bú trực” trong suốt 6 tháng đầu tiên sau khi được sinh ra. Sau 6 tháng, bạn mới có thể cho bé ăn dặm từ từ để đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của bé thích nghi được sự thay đổi trong khẩu phần ăn.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin