Cô bé 10 tuổi tự soạn 'giáo án' dạy cách phòng tránh xâm hại tình dục
Thời gian gần đây, xâm hại tình dục đã trở thành vấn nạn gây nhức nhối toàn xã hội. Mỗi khi có vụ xâm hại tình dục xảy ra, phụ huynh lại "sốt" hơn bao giờ hết. Việc tăng cường dạy cho con các quy tắc an toàn, bảo vệ thân thể, phòng tránh bị xâm hại tình dục cũng được các bố mẹ ý thức hơn. Tuy nhiên, đây vẫn còn là chủ đề nhạy cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức.
Trong khi giáo dục giới tính vẫn còn được coi là môn học ngoại khóa, chưa được chính thức đưa vào các trường học thì cô bé 10 tuổi Trần Lê Thảo Nhi (hiện đang học trường tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đã không ngần ngại tự soạn giáo trình để "dạy" các bạn kiến thức giới tính cũng như cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
Cùng trò chuyện với cô bé ấn tượng này để hiểu thêm về ý tưởng táo bạo và việc làm ý nghĩa của em nhé!
Chào Thảo Nhi. Mọi người rất bất ngờ khi con mới 10 tuổi mà đã thuyết trình đầy tự tin về một chủ đề mà nhiều người lớn còn không dám nhắc tới – giáo dục giới tính. Vì sao con có ý tưởng thực hiện hoạt động này?
Như mọi người đều biết, nạn xâm hại tình dục hiện nay rất đáng báo động. Lứa tuổi tụi con là độ tuổi dễ bị xâm hại nhất và hậu quả thì vô cùng nặng nề. Các nạn nhân không chỉ bị tổn thương về tinh thần trầm trọng mà thậm chí còn có ý định tự tử. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng hiểu biết và có kỹ năng phòng tránh. Trong khi đó, rất nhiều kiến thức được người lớn chia sẻ nhưng chúng con không hiểu, không nhớ. Con nghĩ rằng cùng tuổi với các bạn nên con sẽ hiểu các bạn cần gì và dễ chia sẻ với các bạn hơn.
Cô bé Thảo Nhi rất đam mê đọc sách.
Thảo Nhi đã tổ chức được bao nhiêu buổi "sinh hoạt" về xâm hại tình dục? Con có gặp khó khăn gì khi tổ chức các buổi nói chuyện này không?
Đến nay con đã tổ chức được 5 buổi tập huấn và sắp tới đây con sẽ tổ chức thêm 3 buổi nữa cho các trường và quận đoàn.
Có một chút khó khăn đó là về thời gian cho các buổi tuyên truyền ở trường vì tụi con chỉ có 15 phút giờ ra chơi. Trước mỗi buổi thuyết trình, con thường chuẩn bị tài liệu trong khoảng 1 tuần. Lúc đầu, con soạn "giáo án" bằng tay nhưng rồi việc này trở nên "quá tải", câu hỏi và thắc mắc của các bạn quá nhiều khiến con phải đọc rất nhiều, trong đó có cả sách luật và con cũng phải trau dồi thêm kĩ năng sư phạm để thuyết trình tốt hơn. Rất may mắn, con luôn có mẹ đồng hành và là "thư ký" trong các buổi "lên lớp".
Ngoài ra, con cũng phải tìm hiểu thêm các vụ án về xâm hại tình dục trên báo chí, internet. Trong các buổi thuyết trình, con kể cho các bạn nghe và đưa ra giải pháp cho các bạn phải làm gì để phòng tránh nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Với con, việc tuyên truyền kiến thức về phòng tránh xâm hại tình dục giống như một hoạt động vui chơi vậy, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc học nói riêng và cuộc sống hàng ngày. Con rất vui khi được chia sẻ kiến thức cùng các bạn đồng trang lứa.
Các bạn có phản ứng thế nào sau các buổi thuyết trình của con?
Ngay từ đầu, con đã nói rõ với các bạn rằng việc làm này là để bảo vệ sự an toàn cho các bạn và nếu ai hứng thú thì đến. Các bạn đã tham gia rất hào hứng và đặt câu hỏi rất nhiều. Con đã phải rất vất vả trả lời cho các bạn từng vấn đề cụ thể. Nhưng chính điều đó tiếp thêm động lực cho con thực hiện nhiều buổi nói chuyện hơn nữa.
Thảo Nhi say mê tìm hiểu kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục và chia sẻ với các bạn.
Được biết, Thảo Nhi còn tham gia viết cuốn sách Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI?
Việc tham gia viết cuốn sách như một cơ duyên với con vậy. Từ năm lớp 2, con đã làm thơ, viết truyện nhưng chưa bao giờ đăng sách báo. Sau khi tổ chức các buổi tuyên truyền, tiến sĩ Phạm Thị Thúy đã mời con tham gia cùng cuốn sách kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục và con đã chịu trách nhiệm viết phần cho các bạn nhỏ.
Con có dự định và kế hoạch gì trong thời gian tới và cả tương lai phía trước?
Dự định gần nhất của con là được chia sẻ với các bạn nhiều hơn nữa những kiến thức, hiểu biết của mình để không bạn nào trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục đau lòng nữa.
Trong tương lai, con ước mơ có thể thành lập được các câu lạc bộ, trong đó các bạn có thể thuyết trình và tìm hiểu về các nhà khoa học, văn học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng thế giới để hiểu về những đóng góp của họ cũng như học tập được các bài học mà họ để lại.
Bố mẹ Thảo Nhi không tin con mình "tuyên truyền" một chủ đề nhạy cảm như thế
Khi biết con tự tổ chức các buổi nói chuyện về xâm hại tình dục, chị và ông xã đã nghĩ gì?
Mình rất ngạc nhiên, không tin con mình có thể tập hợp một lúc hơn 20 bạn nói về một chủ đề nhạy cảm như thế. Mình và ông xã tìm cách truy vấn con đến cùng: Tại sao con lại làm như vậy? Con tập hợp bạn bằng cách nào? Các bạn đến với thái độ như thế nào? Con đã nói gì? Con đã đưa toàn bộ "giáo án" ra để chứng minh và sau này khi mình trực tiếp tham dự các buổi thuyết trình thì mới phát hiện khả năng diễn thuyết của con rất tốt.
Xâm hại tình dục là vấn đề khá "người lớn" vậy mà Thảo Nhi không chỉ nhận thức, hiểu biết mà còn muốn chia sẻ hiểu biết của mình cho các bạn khác. Chị có thể chia sẻ đôi chút về cô con gái cá tính của mình?
Ngay từ nhỏ, Thảo Nhi đã rất năng động và đặc biệt đam mê đọc sách. Con đọc rất nhiều thể loại sách khác nhau. Với tôi, con giống như từ điển sống vậy, bởi mỗi lần gặp rắc rối về các kiến thức xã hội, khoa học, lịch sự, mình hay hỏi con và con đều trả lời vanh vách.
Nhi cũng là một cô bé giàu tình cảm, luôn ra dáng chị cả trong nhà, chỉ cần một con chó nhỏ bị thương con cũng có thể rơi nước mắt.
Chị có lo lắng việc làm này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của con hay không? Chị đã góp ý hay tạo điều kiện như thế nào để bé thực hiện ý tưởng của mình?
Mình từng lo lắng rằng việc con tuyên truyền kiến thức phòng chống xâm hại sẽ hút sự nguy hiểm về phía mình, nhưng nhìn nhận một khía cạnh nào đó, mình nhớ đến câu nói của Alber Einstein: "Thế giới trở nên nguy hiểm không phải bởi những kẻ gây ra tội ác mà là vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả". Ai cũng sợ và thu mình như vỏ ốc thì xã hội sẽ còn rất nhiều em bé bị xâm hại. Chính vì vậy, mình rất vui khi con làm những việc có ích cho cộng đồng. Mình đã luôn đồng hành cùng con, chỉ cho con các kiến thức, hiểu biết để truyền tải tốt hơn, đúng đắn hơn.
Xem các clip bé nói chuyện, Thảo Nhi nói năng rất lưu loát, người lớn. Chị có kỳ vọng thế nào về con trong tương lai?
Mình luôn mong muốn con sẽ phát huy khả năng của bản thân và sẽ trở thành một nhà hoạt động xã hội hoặc là một luật sư giỏi.
Xin được cảm ơn những chia sẻ chân thành của Thảo Nhi và chị Tường Vy. Chúc Thảo Nhi ngày càng "nhân rộng" được mô hình "lớp học" của mình. Chúc gia đình chị luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cô bé Thảo Nhi rất đam mê đọc sách.
Thảo Nhi đã tổ chức được bao nhiêu buổi "sinh hoạt" về xâm hại tình dục? Con có gặp khó khăn gì khi tổ chức các buổi nói chuyện này không?
Đến nay con đã tổ chức được 5 buổi tập huấn và sắp tới đây con sẽ tổ chức thêm 3 buổi nữa cho các trường và quận đoàn.
Có một chút khó khăn đó là về thời gian cho các buổi tuyên truyền ở trường vì tụi con chỉ có 15 phút giờ ra chơi. Trước mỗi buổi thuyết trình, con thường chuẩn bị tài liệu trong khoảng 1 tuần. Lúc đầu, con soạn "giáo án" bằng tay nhưng rồi việc này trở nên "quá tải", câu hỏi và thắc mắc của các bạn quá nhiều khiến con phải đọc rất nhiều, trong đó có cả sách luật và con cũng phải trau dồi thêm kĩ năng sư phạm để thuyết trình tốt hơn. Rất may mắn, con luôn có mẹ đồng hành và là "thư ký" trong các buổi "lên lớp".
Ngoài ra, con cũng phải tìm hiểu thêm các vụ án về xâm hại tình dục trên báo chí, internet. Trong các buổi thuyết trình, con kể cho các bạn nghe và đưa ra giải pháp cho các bạn phải làm gì để phòng tránh nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Với con, việc tuyên truyền kiến thức về phòng tránh xâm hại tình dục giống như một hoạt động vui chơi vậy, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc học nói riêng và cuộc sống hàng ngày. Con rất vui khi được chia sẻ kiến thức cùng các bạn đồng trang lứa.
Các bạn có phản ứng thế nào sau các buổi thuyết trình của con?
Ngay từ đầu, con đã nói rõ với các bạn rằng việc làm này là để bảo vệ sự an toàn cho các bạn và nếu ai hứng thú thì đến. Các bạn đã tham gia rất hào hứng và đặt câu hỏi rất nhiều. Con đã phải rất vất vả trả lời cho các bạn từng vấn đề cụ thể. Nhưng chính điều đó tiếp thêm động lực cho con thực hiện nhiều buổi nói chuyện hơn nữa.
- 'Xâm hại trẻ em với mức độ nghiêm trọng và gia tăng'
- 70% trẻ em Việt Nam thiếu vi chất kẽm gây biếng ăn, suy dinh dưỡng
- Vì sao trẻ em hát nhạc người lớn trong gameshow?
- Những sai lầm tai hại khi sử dụng điều hòa khiến trẻ em dễ mắc bệnh trong mùa hè
- Trẻ em đến từ một hành tinh khác, làm sao người lớn hiểu được trẻ?
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua