Có nên mặc áo ngực khi ngủ?
Ảnh: Internet
Câu trả lời xác đáng cho vấn đề chị em nào cũng quan tâm: Có nên mặc áo ngực khi ngủ? Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc được thông tin là mặc áo ngực khi ngủ sẽ khiến cho ngực bị chảy xệ. Thế nhưng, trái ngược với điều đó, tượng đài sắc đẹp Marilyn Monroe dường như vẫn từng mặc áo ngực khi ngủ mỗi đêm để ngăn ngực bị chảy xệ.
Mặc áo ngực đi ngủ có tác động chút nào đến hình dạng/kích thước ngực của bạn hay không?
Vậy thực ra, mặc áo ngực đi ngủ có tác động chút nào đến hình dạng/kích thước ngực của bạn hay không? Có làm cho ngực đẹp hơn, xấu đi hay là có bất kì tác động nào khác đến sức khỏe không? Tiến sĩ Seth Rankin, người sáng lập chuỗi phòng khám tư nhân London Doctors Clinic đã đưa ra câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Bạn nên hay không nên mặc áo ngực khi ngủ?
‘Ngực xệ là một thực tế không thể tránh khỏi ở người phụ nữ khi họ già đi. Lý do là bởi vì các mô liên kết giữ vú ở ‘đúng vị trí’ đã mất đi tính đàn hồi của nó theo thời gian’, tiến sĩ Rankin nói.
Tiến sĩ Seth Rankin
Tiến sĩ Seth Rankin đã đưa ra câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Bạn nên hay không nên mặc áo ngực khi ngủ?
Tiến sĩ Rankin cũng lưu ý rằng ‘có nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần làm tăng khả năng chảy xệ ngực, bao gồm: Mang thai, cho con bú, di truyền, hút thuốc, giảm cân hoặc tăng cân, thậm chí cả thể dục cường độ cao’. Chính bởi nhiều yếu tố có tác động đáng kể đến ngực nên rất khó để đo lường ảnh hưởng của việc mặc một chiếc áo ngực khi ngủ, Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là mặc áo ngực khi ngủ chắc chắn không có bất kì tác động nào lên ngực.
‘Hãy suy nghĩ về điều này từ một quan điểm khoa học. Tình trạng xệ là do lực hấp dẫn kéo xuống dựa trên khối lượng bộ ngực của bạn. Đó là lý do tại sao bộ ngực lớn thì càng bị xệ hơn, bởi nó có nhiều chất béo trong mô chịu tác động của lực hấp dẫn. Khi bạn nằm ngửa, tác động của lực hấp dẫn đẩy mô vú trở lại về phía ngực của bạn, thay vì hướng xuống các ngón chân. Vì vậy, mặc áo ngực (mục đích cuối cùng là hỗ trợ ngực từ bên dưới) về cơ bản là thừa’, ông nói.
Mặc áo ngực (mục đích cuối cùng là hỗ trợ ngực từ bên dưới) về cơ bản là thừa
Chia sẻ vi Cosmopolitan.com/uk, tiến sĩ Rankin phân tích rằng dựa trên logic trọng lực này, nằm nhiều (bất kể bạn đang mặc áo ngực hay không) có thể sẽ ngăn chặn ngực bị chảy xệ lâu dài. Nhưng điều này sẽ khiến bạn ngủ nhiều hơn trung bình 7/8 giờ mỗi ngày và chẳng có ai muốn nằm trên giường 20 giờ/ngày chỉ để cho ngực không bị chảy xệ, nhất là khi bước vào thời kì mãn kinh.
Như vậy có thể thấy vấn đề dai dẳng được giải quyết – mặc áo ngực đi ngủ không có bất kì hiệu ứng thực sự nào đối với sự chảy xệ của ngực. Thế ngực nó có tác động nào khác đến sức khỏe không? Câu trả lời là Có.
Tiến sĩ Rankin cảnh báo: ‘Đối với bản thân mô vú: Nếu áo ngực của bạn quá chặt, và bạn mặc nó 24/7 thì sẽ không tạo điều kiện cho da có cơ hội phục hồi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các vết lõm trong mô. Ngoài vú, có rất nhiều thứ quan trọng xung quanh vùng ngực, từ cơ đến mạch máu, hạch bạch huyết đến dây thần kinh. Nếu mặc áo ngực quá chật, bạn có thể hạn chế việc cung cấp máu cho ngực và các khu vực xung quanh’.
Có lẽ tốt nhất là bạn nên nên bỏ ngay thói quen mặc áo ngực mỗi khi đi ngủ
Ngoài ra, bác sĩ Rankin còn giải thích thêm: ‘Điều tương tự cũng xảy ra với hệ bạch huyết. Mặc một chiếc áo ngực bó sát có thể hạn chế dòng bạch huyết đến nhiều hạch bạch huyết quan trọng xung quanh ngực và nách, cản trở chức năng quan trọng của hệ thống xả chất thải độc hại ra khỏi cơ thể’.
Vì vậy, có lẽ tốt nhất là bạn nên nên bỏ ngay thói quen mặc áo ngực mỗi khi đi ngủ. Vấn đề ở đây không phải là hiệu quả của việc nâng ngực hay không mà là nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của bạn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những lợi ích và tác hại của việc mặc áo ngực
- Mốt áo ngực hình viên đạn được lăng xê trở lại
- Nàng có vòng 1 khiêm tốn chọn áo ngực thế nào cho quyến rũ?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua