Con gái lớp 5 nức nở khi bị các bạn đổ tiếng oan "kẻ trộm đồ"
Bị các bạn đổ oan, trẻ vô cùng hốt hoảng. Ảnh minh họa
Đến lớp, chị được biết, một bạn trong lớp mất hộp bút vẽ khá đẹp. Chưa biết chính xác ai là thủ phạm nhưng cả lớp đều nhao nhao cho rằng bạn Vân (con chị Luyến) lấy hộp bút đó. Khi chị Luyến hỏi các bạn của con là tại sao các con biết điều đó thì những đứa trẻ dắt chị ra ngăn đựng đồ của Vân và quả thực hộp bút đang nằm ở đó.
Nhìn cô con gái, hốt hoảng trước tất cả các bạn và cô giáo, chị Luyến vô cùng thương con. Nhìn vào ánh mắt mẹ như cầu cứu, Vân nức nở: Không phải con lấy, con không phải là kẻ trộm. Mẹ phải tin con.
Chị Luyến hoàn toàn tin con bởi chị hiểu con gái không bao giờ có tính tắt mắt. Muốn chơi đồ gì của bạn, con đều hỏi rất lịch sự. Muốn mua món đồ gì, con đều xin phép bố mẹ. Có món tiền nào như tiền mừng tuổi, tiền ông bà cho, con cũng đều đưa hết cho mẹ.
Chị Luyến tin, đã có chuyện gì không đơn giản trong câu chuyện này. Chị liền hỏi cậu bé lớp trưởng là lẽ ra khi có bạn mất đồ thì phải khám ngăn đồ của tất cả các bạn, tại sao cả lớp lại ùa vào khám duy nhất ngăn của Vân, trong khi trước đây, Vân chưa bao giờ có hành động xấu xí thế này.
Sau một hồi chống chế thì các bạn đã nhận lỗi cùng dựng lên “vở kịch” để đổ lỗi ăn trộm cho Vân. Tìm hiểu kỹ thì được biết, thời gian này, Vân bị nhiều bạn trong lớp tẩy chay. Lý do chẳng phải Vân kênh kiệu, cảnh vẻ, kiêu ngạo hay xấu tính mà do Vân học không xuất sắc mà điểm thi đợt này lại cao vọt. Điều đó khiến những cô, cậu bé lớp 5 rất khó chịu. Chúng cảm thấy “bất công” và đồng lòng “hạ nhục” cô bạn quá “hên” này.
Việc những đứa trẻ bị đổ oan ở lớp là chuyện khá phổ biến trong trường học, thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng có cách xử lý đúng đắn. Đã có những em cảm thấy quá xấu hổ, nhục nhã và đặc biệt bị mất niềm tin vào thầy cô, bạn bè nên đã có những hành động dại dột, ảnh hưởng đến tính mạng. Nhẹ hơn thì các em bị ảnh hưởng tâm lý, ghét đi học, ghét các bạn, ghét thầy cô…
Thế nên, trong trường hợp này, cha mẹ nên lắng nghe trẻ nói, tìm ra nguyên nhân và trò chuyện cùng trẻ. Giúp trẻ điều chỉnh tốt tâm trạng mình, không nên buồn rầu, chán nản, có thái độ tích cực với thầy cô giáo, bạn bè, và tìm cách làm rõ mọi chuyện.
Cha mẹ cần dạy con học cách tạm quên khi bị hiểu nhầm hoặc đổ tiếng oan, khi có cơ hội thích hợp thì nói ra. Khi cha mẹ lắng nghe con, không nên vội vã bày tỏ thái độ của mình.
Ngoài ra, cha mẹ cần khuyến khích con xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Khi bị người khác hiểu lầm, con cần bình tĩnh tìm cách giải thích rõ ràng. Một số trẻ thường tỏ ra xấu hổ, rụt rè khi nói chuyện với thầy cô, nếu vậy hãy viết thư nhờ thầy cô, để bày tỏ những suy nghĩ và sự thật về mọi việc, mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô.
Cha mẹ cũng nên dạy con, bất cứ chuyện gì cũng nên nghĩ về lợi ích của người khác. Nếu mắc lỗi, con nên chủ dộng nhận lỗi, xin lỗi, đồng thời cũng cần khoan dung, tha thứ những khuyết điểm của họ.
Theo PNVN
Nhiệt giảm sâu, Sa Pa tuyết rơi dày đặc như châu Âu
- Cậu bé 10 tuổi thành thạo 3 thứ tiếng đã được bố mẹ dạy dỗ như thế nào?
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua