Con hụt hơi vì “học với mẹ”
Không ít bà mẹ rất nhiệt tình dạy con với sự kỳ vọng vào con rất lớn. Ảnh minh họa
Nói chị Tuyết Anh là bà mẹ siêu nhân chẳng sai bởi sau giờ làm ở công sở, chị dành mọi thời gian, tâm huyết để dạy con. Chị là bà mẹ dạy con không biết mệt. Đọc sách nhiều nên chị chịu khó áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới với con.
Ngày nào, chị cũng có bài tập giao cho con, cũng yêu cầu con phải học điều gì đó mới mẻ. Con trai chị rất hào hứng với cách dạy của mẹ, đặc biệt với cách khen thưởng, động viên của mẹ mỗi khi học tốt, cậu say mê làm mọi bài tập mẹ giao.
7 tuổi nhưng kiến thức của con khá phong phú. Con thường làm những bài toán đòi hỏi tư duy chứ không làm những bài tập cộng trừ đơn thuần. Các kỹ năng nghe, nói, đọc tiếng Anh của con khá thành thạo. Con ham đọc các sách về khoa học nên có vốn hiểu biết khá phong phú. Chị Tuyết Anh rất tự hào về phương pháp dạy con của mình khi năm lớp 1 con giỏi nhất lớp và có rất nhiều các giải thưởng. Nhìn thành tích của con, chị Tuyết Anh càng nhiệt tình dạy con. Chị kỳ vọng và đòi hỏi ở con ngày càng nhiều hơn.
Thế nhưng, thời gian gần đây, bé Ken (con chị Tuyết Anh) đã 2 lần làm sai bài tập Toán. Với các bà mẹ khác thì lỗi nhìn nhầm đề này chẳng có gì đáng kể nhưng với chị Tuyết Anh, bài làm không đúng tuyệt đối là lỗi tày trời.
Chị chỉ trích con không ngớt và liên tục nói rằng “mẹ vô cùng thất vọng về con”. Từ trước tới nay đều được mẹ khen nên giờ đây những lời chê của mẹ khiến cậu vô cùng tự ti. Cậu không còn hứng thú với những bài tập quá khó, quá nhiều mà mẹ giao hàng ngày nữa. Cậu cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn được ra sân chơi như các bạn.
Thấy con không hợp tác, chị Tuyết Anh đã mắng mỏ con rất gay gắt. Mẹ càng mắng, bé Ken càng ù lì và không phản kháng. Cậu cũng chẳng quan tâm nhiều đến thành tích như trước nữa, không nắn nót, chỉn chu trong các bài tập được giao. Thậm chí, nếu không bị mẹ ép buộc, cậu cũng chẳng hoàn thành các bài tập cô giáo giao về nhà.
Theo bác sĩ tâm lý Hàn Quốc Cheonseok Suh, trẻ tự học với mẹ có rất nhiều ưu điểm. Điểm tốt nhất chính là việc dạy dỗ sao cho phù hợp với con và trẻ có thể học tập một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, với những bà mẹ đòi hỏi con quá cao thì con sẽ cảm thấy ngột ngạt. Con sẽ không có thời gian vui chơi mà bị gò bò trong đống bài tập mẹ giao.
Bác sĩ tâm lý Cheonseok Suh nhấn mạnh, mẹ là thành lũy cuối cùng của con. Bản chất sự tồn tại của người mẹ không phải phục vụ cho vai trò dạy con học. Vai trò của người mẹ chính là ở bên cạnh con những khi con mệt mỏi và luôn ủng hộ con. Trong chính những giây phút ấy, nếu mẹ không giúp con mà còn khiến con mệt mỏi hơn thì trẻ sẽ rất dễ gục ngã.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Quan điểm dạy con khác biệt của Jack Ma khó ai có thể tin được
- 7 gợi ý sau đây của các nhà nghiên cứu Harvard để nuôi dạy con thành công
- 12 nguyên tắc dạy con của Hoàng gia Anh
- Mách mẹ bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua