Con trai khóc bao nhiêu là đủ và có nên dạy con không được khóc?
Tôi không biết cậu bé khóc vì lý do gì. Song, phản ứng của người mẹ đang phớt lờ điều hiển nhiên: Con trai mình đang buồn và cần khóc để giải tỏa. Vậy con trai khóc có gì mà không được!
Con trai không được khóc chỉ là quan niệm
Ở Việt Nam, sự nam tính của con trai biểu hiện ở tính cách mạnh mẽ, khả năng thống trị, kiểm soát. Nam tính có nghĩa là không yếu đuối; phải biết hạn chế hoặc che giấu, kìm nén cảm xúc của mình. Nam tính là được giận dữ; được bạo lực nhưng không được khóc. Con trai khóc bị coi là hèn.
Theo nhà tâm lý Christia S. Brown, Mỹ; các bé trai và bé gái không khác biệt về sự nhút nhát, sợ hãi, tức giận, buồn, hạnh phúc; hay các cảm xúc khác. Các chàng trai và cô gái cũng không khác nhau về việc khóc bao nhiêu. Tuy nhiên, là cha mẹ, chúng ta thường dạy con trai rằng những cảm xúc buồn là thứ mà chỉ có con gái mới được phép thể hiện.
Tiêu chuẩn nam tính của bạn hại con thế nào?
“Trước tuổi dậy thì, con trai có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn là con gái”; nhà tâm lý Christia S. Brown, chia sẻ. Khi nỗi buồn không được giải tỏa, trẻ có thể rơi vào trầm mặc, lặng lẽ; trầm cảm hoặc có những hành vi phá phách để giải tỏa những cảm xúc bí bách dồn nén. Bạn cần thấu hiểu điều này.
Áp đặt việc giải tỏa cảm xúc lên con có thể là nguồn cơn dẫn đến những vụ tử ở trẻ. Con trai càng có khả năng đạt được mục đích dễ hơn con gái; một phần vì trẻ trai có khả năng sử dụng vũ khí nhiều hơn, giỏi hơn con gái.
Việc thiếu phương pháp đối phó với cảm xúc ở nam thanh thiếu niên cũng có thể bắc cầu đến hành vi sử dụng các chất kích thích, gây nghiện. Thêm vào đó là vấn đề bạo lực. Với tuổi trẻ, bạo lực không chỉ để trả thù. Nó còn là cách để trẻ chứng minh nam tính của mình.
Ngoài ra, bạn dễ nhận thấy, các vụ hiếp dâm ngày nay đang tăng lên. Có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân có thể vì đàn ông bị kìm nén cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén, đàn ông giải tỏa không chỉ bằng giận dữ, bạo lực, nghiện ngập mà còn có thể lao vào tình dục như một con đường để giải phóng chính mình.
Cho con quyền được khóc
Chúng ta nên cho con trai mình biết rằng; là đàn ông có quyền thể hiện mọi cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc cũng nên thân thiện hơn. Thay vì cấm đoán, bạn nên nói: “Khóc đi con, đừng cố giữ nước mắt. Đó là chuyện bình thường, lành mạnh để thể hiện cảm xúc. Nó rất có lợi cho con”.
Báo chí nước ngoài từng đưa tin về cậu bé Jamie Harrington, 16 tuổi. Khi gặp một người đàn ông tuổi khoảng 30 đang có ý định nhảy cầu tự tử. Jamie tiến lại và hỏi thăm: “Anh có ổn không?”. Sau khi nói chuyện với anh ta trong 45 phút; cậu bé đã thuyết phục người này tìm cách điều trị tại bệnh viện và ngăn được một vụ tự tử thương tâm.
“Tôi thực sự không thể hiểu vài từ này có thể cứu mạng anh ấy như thế nào, nhưng anh nói với tôi: “Hãy tưởng tượng nếu không ai từng hỏi bạn những từ đó”, cậu bé nói.
Rõ ràng, đàn ông, con trai rất cần nhiều cách để giải tỏa cảm xúc; nhất là những cảm xúc tiêu cực. Hãy để con trai bạn sở hữu trọn vẹn quyền đó.
Khi đưa con đến với thế giới này, bạn hạnh phúc biết bao lúc nghe được tiếng khóc chào đời của con. Đó là biểu hiện của sự sống kỳ diệu. Vậy tại sao khi con lớn lên; bạn lại phải bóp nghẹt âm thanh của sự sống ấy chỉ vì quan điểm xã hội?
Con trai khóc bao nhiêu là đủ?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tilburg thấy rằnng; trung bình, phụ nữ Mỹ khóc 3,5 lần mỗi tháng trong khi đàn ông Mỹ khóc khoảng 1,9 lần mỗi tháng. Số lần khóc này thay đổi theo quốc gia. Điều đó có nghĩa, chẳng có con số chuẩn mực nào.
Khóc là phản ứng tự nhiên, bạn cứ để con khóc khi vui và cả khi buồn, bất cứ khi nào con muốn trào nước mắt.
5 lợi ích tuyệt vời khi con trai khóc
1. Khóc là “detox” cơ thể. Nước mắt do cảm xúc chứa hormone căng thẳng và các chất độc khác. Khóc sẽ đẩy những thứ đó ra khỏi cơ thể con bạn.
2. Giúp tự làm dịu. Khóc kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, giúp cơ thể thư giãn. Sau vài phút khóc, con bạn sẽ thấy dịu lại, dễ chịu hơn, bình tĩnh hơn.
3. Giảm đau. Đừng sợ khi con khóc lâu vì khi đó, cơ thể giải phóng oxytocin và endorphin, giúp giảm đau cả về thể chất lẫn tinh thần trẻ.
4. Cải thiện tâm trạng. Khi trẻ khóc thổn thức, nức nở, con hít thở sâu, nhờ đó giúp tâm trạng cải thiện hơn.
5. Báo cho bạn biết, con cần hỗ trợ. Con trai khóc khi buồn. Hãy ngồi xuống bên con, nghe con chia sẻ. Bạn đang giúp con phát triển tình cảm xã hội lành mạnh đấy!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Giật đồ của trẻ rồi bắt 'xin ạ' - bố mẹ đang dạy con về sự ích kỉ mà không hề hay biết
- Nhiều thói quen dễ dãi của cha mẹ vô tình đẩy con vào nguy hiểm
- Cách dạy con tiêu tiền tiết kiệm của mẹ Việt ở Tây
- Phương pháp dạy con hiệu quả nhất đối với trẻ hướng nội?
- 10 cách dạy con ngược truyền thống Hoàng gia Anh của Công nương Diana nhưng ai cũng ngưỡng mộ
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua