'Dạ cổ hoài lang' sửa phim vì bức di ảnh giống bà Tống Mỹ Linh
Vừa qua, nhiều báo mạng đưa tin cho rằng bức hình bà Tư Lành trong bộ phim “Dạ cổ hoài lang” đang chiếu rạp giống hình bà Tống Mỹ Linh. Nhà sản xuất “Dạ cổ hoài lang” vừa có câu trả lời chính thức về việc này. Theo đó, ê kíp làm phim cho biết: "Phát hiện giật mình này thật sự gây bối rối cho toàn bộ ê kíp sản xuất vì đây là một sơ suất hoàn toàn không mong muốn".
Lý giải nguồn cơn của sự nhầm lẫn này, nhà sản xuất bộ phim cho hay: "Sự việc đáng tiếc này xảy ra do theo phong tục của người Việt kiêng không dùng ảnh người thật đưa lên bàn thờ, vì vậy đạo diễn yêu cầu họa sỹ thiết kế phải tạo ra một bức ảnh hư cấu, dựa trên hình diễn viên đóng vai Út Trong thời trẻ, nhưng chỉnh sửa cho phúc hậu hơn, và phải có nét cổ xưa. Tổ thiết kế đã tìm một bức ảnh có sẵn trên mạng internet đáp ứng các đòi hỏi trên và photoshop lại để ra bức hình bà Tư Lành trong phim.
Hình ảnh bà Tống Mỹ Linh (trái) và bức di ảnh của nhân vật Út Trong trong 'Dạ cổ hoài lang' có nhiều nét tương đồng.
Sau khi phim phát hành và nhận phản hồi, tổ thiết kế xác nhận chỉ chú ý đến tạo hình sao cho phù hợp mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc của bức ảnh trên mạng. Việc làm này tuy tạo ra một bức ảnh thờ hư cấu nhưng lại có nhiều nét tương đồng với hình ảnh của một nhân vật lịch sử có thật.
Nhà sản xuất cùng toàn bộ đoàn làm phim vô cùng xin lỗi khán giả vì đã để xảy ra sự so sánh và nhầm lẫn đáng tiếc như vậy. Ngay từ khi nhận phản hồi, chúng tôi đã làm việc suốt đêm để thay lại ảnh thờ bà Tư trong phim. Các bản phim phát hành đảm bảo sẽ được thay thế bằng hình ảnh mới trong thời gian sớm nhất".
“Dạ cổ hoài lang” dựa trên vở kịch cùng tên đã “làm mưa gió” trên sân khấu suốt 20 năm qua nhưng làm mới lại nỗi buồn đã cũ, đưa câu chuyện người già xa xứ trở thành vấn đề thời hiện tại cho giới trẻ. Bên cạnh những bối cảnh Việt Nam nên thơ tuyệt đẹp, đoàn làm phim còn lặn lội sang tận Canada giữa cái lạnh âm độ để có những cảnh quay lạ mắt, đắt giá.
Đặc biệt, bộ phim đánh dấu vai diễn tâm lý sâu sắc, “để đời” của NSƯT Hoài Linh, môi vẫn điểm nét cười mà đau thấm vào tim, vừa xót xa, nhưng lại đầy nhân hậu, yêu thương. Đây là bộ phim hiếm hoi dành cho nhiều thế hệ cùng xem được, để cùng khóc, cùng cười, hiểu và yêu thương nhau hơn.
Nhà sản xuất mong mỏi khán giả sẽ nhìn vào những nỗ lực và tâm huyết suốt hơn hai năm trời đó của toàn bộ đoàn làm phim và tiếp tục đón nhận bộ phim với những giá trị nhân văn của nó. Những gì sai sót sẽ được ê kíp sản xuất khắc phục lập tức và rút kinh nghiệm cho những sản phẩm sau này càng hoàn thiện hơn nhằm mang tới khán giả những bộ phim Việt chỉn chu, hay, đẹp, giàu ý nghĩa.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Quang Dũng xin lỗi vì dùng ảnh Tống Mỹ Linh trong 'Dạ cổ hoài lang'
- Will 365 phấn khích vì được giàu và trẻ lại trong 'Dạ cổ hoài lang'
- Đình Hiếu trở thành tình địch của Will 365 trong 'Dạ Cổ Hoài Lang'
- Hình ảnh Việt Nam tuyệt đẹp trong trailer "Dạ Cổ Hoài Lang"
- Phạm Hương gây bất ngờ với phần thi tài năng "Dạ cổ hoài lang"
- Hai vợ chồng cùng thấp, Hòa Minzy sốt sắng hỏi cách phát triển chiều cao cho con để cao vượt bố mẹ
- Ở tuổi 24, Quang Hải giàu cỡ nào?
- Mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ công thức làm hũ dinh dưỡng thay thế bất kỳ bữa ăn nào trong ngày cho con, ngon - bổ - rẻ mà lại siêu tiện lợi
- Đầu năm trò chuyện với Lương Thế Thành: Ông bố dạy khéo và chiều con nhất nhì showbiz Việt, hé lộ kế hoạch đón thêm thành viên mới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua