Da con bong tróc, chảy máu chỉ vì thích bôi son, đánh phấn
Tin liên quan
Xuất phát từ suy nghĩ đơn giản rằng mỹ phẩm cũng như đồ chơi, trẻ dùng vài lần rồi chán sẽ tự động quẳng đi và cũng vì ham rẻ mà không ít bậc phụ huynh tặc lưỡi mua đại những sản phẩm kém chất lượng về cho con sử dụng.
Vốn chiều con lại muốn thưởng cho cô con gái mới nhận được phiếu bé ngoan tuần vừa rồi nên chị Hương (Bạch Mai, Hà Nội) cất công tìm kiếm khắp các siêu thị để lùng mua cho con một hộp nhũ mắt dành cho trẻ em để bé có thể đánh trong mỗi lần biểu diễn với các bạn nhưng không được nên đành mua một hộp nhũ mắt của Trung Quốc nhái thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên điều làm chị băn khoăn là mới dùng được vài lần thì các khay màu đã bong vỡ tơi tả khiến chị chẳng còn cách nào khác phải đi mua hộp mới cho con. Không những xót tiền mà gần đây, theo dõi thông tin trên báo đài, chị Hương mới biết việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng là một trong những nguyên nhân làm ung thư da, chưa kể đến hàm lượng chì trong thỏi son môi cụ thể cũng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Không phải thông tin đâu xa, mới lạ, bởi ngay trường hợp của con chị Nga ở Đà Nẵng cũng đủ khiến nhiều bà mẹ hoảng hốt. Chị Nga có hai cô con gái 10 tuổi và 8 tuổi rất thích làm điệu. Mỗi lần đưa các bé đi đám tiệc, mẹ đều trang điểm cho con thật đẹp để không bị mang tiếng nhà quê.
Cách đây khoảng một tháng, cô con gái lớn liên tục kêu đau rát môi, da bong tróc và chảy máu, chị Nga đưa bé đến bệnh viện khám mới biết bé bị kích ứng da do son môi. Sau một tuần bé uống và bôi thuốc theo toa, đồng thời ngưng sử dụng son, các triệu chứng trên đã giảm đáng kể. Để phòng tái phát, bác sĩ khuyên gia đình không nên cho trẻ sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi không rõ nguồn gốc.
Hay trường hợp của con chị Hòa, mặt bé bắt đầu sưng húp, đỏ rát, khó thở và ho liên tục, xuất huyết trong mắt sau khi dùng một số loại phấn mà chị Hòa đã mua cho con. Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tìm hiểu về tiền sử bệnh và làm một số xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị dị ứng mỹ phẩm.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Kim Lộc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm, son môi, kể cả son dưỡng kém chất lượng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị viêm da, mẩn ngứa, kích ứng liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng việc cho trẻ tiếp xúc hóa chất quá sớm, khiến làn da, mái tóc, móng tay móng chân vốn non nớt của trẻ dễ bị hư hỏng, về lâu về dài có nguy cơ mắc các bệnh về da, nội tiết.
Ông Dũng còn cảnh báo rằng: “Việc cho trẻ nhỏ đeo các đồ trang sức rườm ra, nhiều chi tiết khiến trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò rất dễ bị hóc dị vật, chưa kể đến việc đi giày, guốc cứng quá sớm còn khiến hệ xướng khớp trẻ bị ảnh hưởng xấu.
Theo TS Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường, nhẹ thì dị ứng mà nặng hơn là viêm da, kích ứng da cấp tính, mãn tính…
Các nhà khoa học Đại học California đã thử nghiệm 8 loại son môi và 24 kem làm bóng môi, kết quả phát hiện thành phần có chứa 9 kim loại độc hại gồm crôm, cadimi, nhôm, mănggan và chì. Các nhà sản xuất son môi cho rằng hàm lượng chì trong son rất nhỏ nên không nguy hại, song những người sử dụng son môi thường xuyên sẽ tích lũy độc chất trong một thời gian dài.
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì từ son môi ngày càng gia tăng. Kim loại này rất độc, đã bị cấm sử dụng, song một số nhà nhà sản xuất vẫn trộn vào son môi để tăng độ bám dính.
Các chuyên gia khuyến cáo, chì là chất độc thần kinh nguy hiểm, chỉ cần liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, sử dụng lâu dài sẽ gây rối loạn ngôn ngữ, hành vi và trí tuệ. Đặc biệt chì có hại cho trẻ em bởi làn da còn non nớt, trẻ nhỏ lại có thói quen liếm môi thường xuyên càng làm cho hóa chất đi vào cơ thể nhiều hơn. Hầu hết loại son lâu trôi đều chứa chất propylen glycol, có hại cho não, gan, thận, thậm chí gây ung thư.
Vẫn biết rằng làm đẹp là nhu cầu tất yếu cả với người lớn lẫn trẻ nhỏ, tuy nhiên, nên hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm cho các bé. Trong những dịp đặc biệt, các bé phải dùng đến mỹ phẩm thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện gia đình mà các bậc phụ huynh nên lựa chọn cho con em mình một nhãn mỹ phẩm đảm bảo, trước khi dùng nên thử trên da tay xem có bị dị ứng hay không.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]DRRdi4NBW2[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua