Đánh răng trước hay ăn sáng trước: Cách làm nào có lợi hơn cho sức khỏe hơn?
Vừa ngủ dậy, đánh răng trước hay ăn sáng trước sẽ tốt hơn?
Nhiều người có băn khoăn rằng, liệu chúng ta nên duy trì thói quen ăn sáng trước hay đánh răng trước sau khi ngủ dậy? Làm việc nào trước sẽ có lợi hơn cho sức khỏe hơn?
Một số người nói rằng họ phải đánh răng trước, ngay sau khi ngủ dậy, nhưng một số người khác lại nói rằng họ muốn ăn sáng trước, vì cho rằng ăn sáng trước sẽ có lợi ích nhiều hơn. Vậy cách nào là điều đúng đắn để bạn có thể làm? Chúng ta cùng tìm hiểu.
1. Nhóm người thích đánh răng trước khi ăn sáng
Nhóm người này cảm thấy rằng sau một đêm ngủ dài, theo cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ sinh sản rất nhiều vi khuẩn trong miệng. Nếu bạn không đánh răng, miệng sẽ có một số mùi hôi, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu không đánh răng.
Vì vậy, nhóm người này cho rằng sẽ phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi ăn sáng, nếu không vi khuẩn trong miệng sẽ nhập vào cơ thể cùng với bữa ăn sáng, tạo ra những vấn đề bất lợi không mong muốn phát sinh từ nhóm vi khuẩn này.
Sau khi đánh răng, miệng sẽ sạch sẽ thơm tho, làm cho sự thèm ăn của mọi người tăng lên, bữa ăn sáng sẽ ngon miệng, vui tươi hạnh phúc hơn.
2. Nhóm người thích đánh răng sau khi ăn sáng
Nhóm người này cũng có tỷ lệ lớn, họ cảm thấy rằng sau khi ăn sáng, sẽ có dư lượng thực phẩm còn sót lại trên răng. Sau khi ăn sáng dù sao cũng cần thiết phải đánh răng lại để đảm bảo rằng có thể loại bỏ những thực phẩm dư thừa mắc kẹt trong răng.
Một ý kiến khác cho rằng, trong một đêm ngủ dài, mảng bám trên răng sẽ đông cứng và bám chắc trên răng. Sau khi ăn sáng, những mảng này sẽ mềm ra, sẽ dễ dàng hơn để làm sạch chúng một cách triệt để. Vì vậy, họ cảm thấy rằng đánh răng sau bữa ăn có lợi hơn cho sức khỏe răng miệng.
Nói tóm lại, cả 2 cách được nêu ra ở đây đều không có giải pháp nào tốt nổi trội hơn giải pháp nào, cũng không có cái nào đúng hơn cái nào. Kể cả nếu bạn không đánh răng trước khi ăn sáng, thì nhóm vi khuẩn bám trong răng miệng, sau khi theo thực phẩm vào bụng, cũng sẽ bị loại bỏ bởi axit dạ dày.
Nếu nó không được axit trong dạ dày tiêu diệt, thì cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều khi tồn tại trong đường ruột của bạn. Chưa kể, số lượng vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta cũng rất phong phú, chúng có thể đóng vai trò cân bằng với vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ngăn chặn sự khó chịu (nếu có) cho cơ thể khi bị vi khuẩn bên ngoài thâm nhập vào.
Làm thế nào để chúng ta bảo vệ răng hàng ngày đúng cách?
1, Không nên mua loại kem đánh răng cỡ lớn: Bạn không nên mua kem đánh răng loại to, dùng quá lâu mới hết. Ngoài ra, cũng không nên dùng cố định một loại kem, nên thay đổi nhiều loại để đảm bảo rằng bạn có thể chọn được loại kem đánh răng phù hợp nhất.
Nếu dùng tuýp kem đánh răng cỡ lớn, dùng trong thời gian dài, mỗi lần mở nắp lấy kem là một lần tiếp xúc mới vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lọ kem. Thời gian càng dài thì vi khuẩn tích tụ càng nhiều. Tốt nhất là mua loại kem đánh răng sử dụng hết trong vòng 1 tháng.
2, Người có thói quen uống rượu và hút thuốc hàng ngày, bạn phải chú ý đến việc làm sạch răng thường xuyên và kỹ càng. Nếu không, nó rất dễ gây bệnh nha chu. Sau đó chọn tần suất đánh răng theo tình hình của riêng bạn.
3, Bạn có thể chọn ăn những món ăn cứng, tuy nhiên nó phải đảm bảo là món ăn không phải "mất sức" khi ăn và nhai. Vì món ăn cứng có thể giúp bạn luyện tập cơ hàm và răng, nhưng không nên cứng quá có thể gây hại cho răng.
Nên tùy vào tình trạng sức khỏe của răng để quyết định lựa chọn thức ăn phù hợp, không nên cố ăn những món quá cứng, có thể làm hỏng, vỡ răng.
4, Khi có bất kỳ vấn đề nào về răng, phải đi đến nha sĩ kiểm tra một cách kịp thời. Nếu không, chúng sẽ lây nhiễm, tác động lẫn nhau và ảnh hưởng đến các răng bình thường khác xung quanh.
5, Không sử dụng răng của bạn để cắn các đối tượng quá cứng, chẳng hạn như cắn các loại dây, dùng răng thay cho dao kéo, mở mũ hay đồ vật, cắn quả óc chó,… những thời điểm bạn lười đi lấy dụng cụ thay thế.
Nếu bạn có thói quen này, sớm hay muộn cũng sẽ gặp tình huống bất ngờ ngoài ý muốn, gây ra gãy mẻ răng. Ngoài ra, nên nhai cả hai hàm để giảm tải cho răng, đều khuôn mặt và cân bằng cơ hàm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ mấy tuổi thì nên đánh răng?
- Xôn xao việc thử thai bằng kem đánh răng: "Không có cơ sở khoa học"
- Bí quyết giúp con tự đánh răng, bố mẹ không cần quát mắng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua