Dấu hiệu cảnh báo con bạn đang bị thiếu can-xi
Đôi khi bố mẹ bỏ sót hoặc thậm chí không biết đó là những tín hiệu kêu cứu của cơ thể trẻ nhằm thông báo rằng bé đang thiếu can-xi trầm trọng.
Ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ngay từ khi chào đời, bé đã đối diện nguy cơ thiếu can-xi do không còn được cơ thể mẹ cung ứng. Thêm vào đó, khoảng thời gian 2 tuần đầu sau sinh cũng là lúc bé cần lượng lớn can-xi để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh. Đó chính là lý do bé rất dễ bị hạ can-xi máu trong thời điểm này, nhất là với những trẻ sinh non, do cơ thể thích nghi và điều chỉnh kém hơn.
Khi thiếu can-xi, bé thường ngủ hay giật mình khóc thét; co cứng toàn thân, đỏ tím mặt; khóc quấy nhiều giờ hoặc suốt đêm (Ảnh internet)
Nếu bé có những biểu hiện sau, nên nghĩ tới việc trẻ đã thiếu can-xi: Ngủ hay giật mình khóc thét; co cứng toàn thân, đỏ tím mặt; khóc quấy nhiều giờ hoặc suốt đêm. Trẻ thiếu can-xi cũng thường có biểu hiện khó thở, nấc cụt, hay ọc sữa (dù uống ít) do các cơn co thắt thanh quản. Nếu tình trạng này không được nhận biết và khắc phục sớm, bé sẽ xuất hiện những cơn thở nhanh, gấp, tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
Trẻ hay giật mình khi ngủ, xuất nhiều mồ hôi (đặc biệt vùng đầu, gáy), rụng tóc, đầu bẹp, u trán cũng là các biểu hiện của thiếu can-xi.
Với các bé trên 6 tháng tuổi
Về lâu dài, thiếu can-xi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương, răng, gây còi xương, biến dạng xương. Bé có thóp lâu liền, mọc răng chậm hơn các bạn cùng trang lứa và chậm phát triển các vận động như bò, ngồi, đi khi thiếu can-xi. Những biểu hiện như chân vòng kiềng, cột sống có hình dáng bất thường, ngực lép kiểu ức gà, chân cong, răng hô sẽ xuất hiện nếu bé thiếu can-xi trong thời gian dài.
Trẻ thiếu can-xi thường gặp nhiều rắc rối như:
– Xương yếu: Trẻ dễ bị gãy xương sau va chạm, té ngã.
– Hạn chế chiều cao: Thiếu hụt can-xi làm trẻ chậm phát triển chiều cao.
– Các vấn đề răng: Các nhược điểm ở răng, tăng nguy cơ sâu răng, thiểu sản men răng, làm chậm mọc răng.
– Đau nhức xương: Đau, khó chịu vùng xương sống, xương chậu, chân.
– Đau nhức cơ: Làm việc vận động không thoải mái, cơ mềm, nhẽo, bụng to.
– Trẻ bị thiếu can-xi cũng hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, phế quản.
Thiếu can-xi ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục mà không phải chịu di chứng đáng tiếc nào nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu nên bổ sung canxi từ tháng thứ mấy là tốt nhất?
- Những biểu hiện của trẻ thiếu canxi trầm trọng
- Những loại rau, hạt nhiều canxi hơn sữa
- 10 loại quả giàu canxi giúp "kéo dài chân", con cao lớn như siêu mẫu
- 5 loại rau nhiều canxi hơn sữa, ăn vào trẻ sẽ cao lớn vượt trội
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua