Dấu hiệu mang thai giả bạn nên biết
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà (Phó Khoa sàn A - Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) chia sẻ với báo Khám phá, mang thai giả là tình trạng người phụ nữ quá mong muốn có thai và nghĩ rằng mình đang mang thai.
“Trong những năm gần đây tại BV Từ Dũ tiếp nhận 1 số trường hợp mang thai giả. Từ năm 2009 đến nay, có gần 20 trường hợp các chị phụ nữ đến khám thai, nhìn bên ngoài rất dễ nhầm là các chị này mang thai thật, bụng lớn như thai khoảng 7 – 8 tháng... Hầu hết các chị này đều khai có cảm giác thai máy, tăng cân, giai đoạn đầu cũng có cảm giác mệt mỏi, ốm nghén như thai thật”, bác sĩ Hà cho hay.
Nguyên nhân gây mang thai giả
Do ước muốn mang thai quá mạnh mẽ
Tờ VnExpress cho hay, guyên nhân gây nên tình trạng mang thai giả bao gồm ham muốn có con mãnh liệt, yếu đuối, xu hướng phán đoán nhầm và dễ dàng đưa ra kết luận.
Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng khi sự khao khát quá nhiều sẽ làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, sự mất cân bằng nội tiết này thường xảy ra sau căng thẳng, lo lắng và mang niềm tin rằng mình đang mang thai. Cơ chế sinh học về những thay đổi trong cơ thể ở những người mang thai giả do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý lên trục hạ đồi – tuyến yên- thượng thận nên gây táo bón, tăng cân và sôi ruột.
Do hiếm muộn hay từng bị sảy thai, mất con
Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó, là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bởi mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưỡi đồi ở não, hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý.
Quá lo lắng, căng thẳng
Ngoài ra, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng, căng thẳng quá mức làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy.
Triệu chứng của mang thai giả
Cũng theo bác sĩ Hà, theo một số nghiên cứu thấy rằng, nếu chỉ dựa trên triệu chứng đơn thuần (không siêu âm và không xét nghiệm máu), có khoảng 18% trường hợp mang thai giả được các nhà sản khoa chẩn đoán nhầm là mang thai thật. Các triệu chứng mang thai giả có thể tồn tại suốt 9 tháng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.
Mang thai giả có khá nhiều triệu chứng như mang thai thật gồm:
- Mất kinh, rối loạn kinh nguyệt (50-90%).
- Bụng to dần lên (60-90%).
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón, nôn mửa.
- Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa.
- Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng.
- Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt.
- Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50-75% phụ nữ cảm thấy điều này.
-1% có dấu hiệu chuyển dạ thật.
Cách phòng tránh
Để tránh hiện tượng mang thai giả, các chị em khi có dấu hiệu như trễ kinh, nghén thì nên đến cơ sở y tế khám để được các bác sĩ chẩn đoán xác định nhờ vào khám lâm sàng, xét nghiệm beta hCG (đặc trưng cho thai kỳ) và siêu âm.
Nếu bạn thuộc đối tượng hiếm muộn đừng ngại đến tư vấn với các chuyên gia tâm lý, các chuyên gia hiếm muộn để được sự hỗ trợ.
Ngoài ra, đừng giữ những tâm tư đó một mình, chia sẻ với anh xã, mẹ, bạn thân để bớt lo lắng, căng thẳng hơn. Tâm lý có ổn định, cơ thể và chuyện mang thai mới diễn ra suôn sẻ.
Bách Hợp (Tổng hợp)/Theo Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua