Dòng sự kiện:

Dạy cách sơ cứu khẩn cấp cho trẻ bị bỏng pô xe

21:09 16/07/2015
Đối với cha mẹ, bỏng pô chữa trị rất đơn giản và hâu như không phải lo lắng gì nhiều như cách bệnh khác. Nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ bỏng nặng và nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Bỏng pô xe là hiện tượng thường gặp của trẻ em khi gia đình Việt nào cũng sở hữu từ 1 đến 2 chiếc xe máy. Đối với cha mẹ, bỏng pô chữa trị rất đơn giản và hâu như không phải lo lắng gì nhiều như cách bệnh khác. Nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ bỏng nặng và nguy cơ nhiễm khuẩn cao.


Trong trường hợp bé bị bỏng pô xe máy hãy quan sát vết bỏng sâu bao nhiêu, vì ở những độ nóng ở pô xe khác nhau mà vết bỏng xe khác nhau. Sau đó đưa ngay con bạn vào nơi khô, thoáng mát, sạch sẽ để làm các động tác sơ cứu.

Các bước cần phải sơ cứu ngay cho bỏng pô xe cũng giống như các trường hợp bị bỏng do nhiệt khác:

- Nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15 - 20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng bị bỏng bằng gạc vô trùng. Việc sơ cứu đúng sẽ giúp hạn chế tổn thương bỏng sâu hơn.

- Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày: Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị phủ kín vết bỏng và băng lại bằng gạc sạch 5 Không nên chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại chất bôi không rõ vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng.

- Nếu trẻ bị bỏng nặng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám đánh giá mức độ bỏng từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

- Khi bị bỏng ống pô xe máy, thời gian lành vết thương khá lâu, khiến cuộc sống của trẻ ảnh hưởng khá nhiều, do nhiệt độ của ống pô rất cao nên thời gian điều trị thường kéo dài, thậm chí 3 - 4 tuần. Sau đó phải cố gắng điều trị dứt điểm không để bị nhiễm khuẩn.

Cha mẹ tuyệt đối tránh suy nghĩ, bỏng pô xe máy là loại bỏng mẹ, không đáng lo ngại bởi trên thực tế, tổn thương do bỏng pô gây ra là không hề nhỏ, vết bỏng có độ sâu thêm nếu không chữa trị kịp thời.

Vì vậy, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu, có phương pháp điều trị thích hợp. Cho dù diện tích bỏng hẹp nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm chậm liền vết thương và để lại sẹo thâm, thậm chí co kéo.

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)

Theo Người đưa tin

 


TAG