Dòng sự kiện:

Dạy con 4 bài học "đắt giá" từ phim "Inside Out"

02:00 07/11/2015
Cũng như những phim khác của Pixar, Inside Out không chỉ mang lại trải nghiệm giải trí đơn thuần mà còn hàm chứa nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống, tình bạn và gia đình.

Inside Out là câu chuyện tóm lược về 12 năm đầu đời của cô bé Riley. Riley được sinh ra và lớn lên ở tiểu bang Minnesota, thuộc vùng Trung-Tây Mỹ. Cô bé đã có một thời ấu thơ tràn ngập hạnh phúc cho đến khi phải chuyển nhà tới thành phố San Francisco.

Tuy bộ phim kể về cuộc đời của cô bé Riley, nhưng sự tương giác giữa cô bé Riley và bố mẹ trong bộ phim tương đối nhiều, và khiến cho chúng ta suy ngẫm về cách tránh trở thành những phụ huynh trực thăng mỗi khi con gặp khó khăn. Đó không chỉ là cảm xúc của con trẻ mà qua đó, nhắn nhủ tới các vị phụ huynh rằng: bao bọc con cũng không phải là điều tốt, hãy để chúng trải nghiệm cuộc sống một cách tự nhiên.

Dưới đây là 4 bài học "đắt giá" mà chúng ta có thể rút ra được từ bộ phim thú vị này.

Trẻ con cũng cần có trách nhiệm cho bản thân

Bố mẹ đừng làm hết việc của con, đừng làm bài tập về nhà hộ con… Điều này sẽ khiến con bạn khó khăn cho việc trưởng thành và khiến bé sống ỷ lại vào người khác. Bất cứ bố mẹ nào cũng muốn con vui vẻ, thành công, nhưng trẻ cần phải làm việc và có trách nhiệm ở nhà. Chẳng hạn như bạn có thể hướng dẫn bé cách gấp quần áo, cách quét nhàm sắp xếp những công việc phì hợp với lứa tuổi. Những điều này là một phần của cuộc sống, bố mẹ cần dạy trẻ từ khi còn nhỏ để giúp bé trưởng thành và tự lập hơn.

Cha mẹ của bé Riley đã chứng minh điều này tấy tốt. Họ khuyến khích Riley thử đội khúc côn cầu, cho phép Riley đến trường một mình vào ngày đầu tiên. Ngoài ra, họ rất tin tưởng Riley khi cho phép em đưa ra lựa chọn cho riêng mình. Vì thế, cô bé 11 tuổi Riley có thể đi bộ đến trường một mình, có thể tự mua vé xe buýt...

Đôi khi tất cả những gì chúng ta cần là được lắng nghe

Khi liên tục mắc sai lầm và thấy cỗ xe yêu thích bị cho vào "thùng rác" trong não bộ Riley, Bing Bong đã trở nên ủ rũ. Joy đã cố gắng bày trò để Bing Bong vui lên nhưng vô ích. Lúc này, Sadness liền đến bên, động viên Bing Bong trút bỏ nỗi lòng. Sau khi được Sadness lắng nghe, quả nhiên tâm trạng Bing Bong đã khá lên.

Nỗi buồn là cảm xúc trẻ cần phải vượt qua

Sự kết thúc của bộ phim cho thấy Riley ở trong trạng thái buồn bã, thất vọng. Tuy nhiên, cha mẹ của Riley không an ủi hay giải quyết khó khăn cho con. Họ im lặng, để cho con mình khóc. Họ để cho Riley trải nghiệm cảm giác khó khăn, trải nghiệm những cảm xúc tất yếu của con người.

Nỗi buồn cũng là cảm xúc quan trọng trong cuộc sống. Việc bao bọc con trẻ quá mức, cố gắng loại bỏ, giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực sẽ chỉ khiến các em yếu đuối. Chính việc tự vượt qua nỗi buồn, đứng lên từ thất bại mới khiến các em dũng cảm vượt qua mọi khó khăn. Mark Andrews, đồng đạo diễn phim hoạt hình Brave (Công chúa tóc xù) của Pixar đoạt giải Oscar, cũng từng chia sẻ “Hãy thất bại nhanh nhất và thường xuyên nhất có thể, nhờ đó bạn sẽ tìm ra cách mình phải làm để thành công”.

Dạy trẻ hiểu chúng không phải là trung tâm của vũ trụ

Mẹ của Riley cảm thấy thất vọng sau khi họ chuyển nhà. Song, trong một cảnh bà mẹ nói chuyện với Riley trước khi cô bé đi ngủ và cảm ơn Riley vẫn vui vẻ dù tình hình của họ rất khó khăn. Dù chiếc xe tải bị trễ chuyến, nhưng mà mẹ vẫn khuyến khích Riley suy nghĩ theo hướng tích cực. Đây là một cái nhìn thực tế của mỗi gia đình. Riley không phải là trung tâm của gia đình, mà chỉ là một phần của gia đình.  Đây là một bài học quan trọng cho các ông bố bà mẹ để dạy con cái của họ. Còn các phụ huynh trực thăng lại trái ngược hoàn toàn, họ luôn tập trung vào cuộc sống của đứa trẻ như là trung tâm của gia đình.

An An (Theo Familyshare)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video đang hot:[mecloud]s6cEPLCqu2[/mecloud]