Dạy con, cha mẹ đừng quên kỹ năng tự chinh phục cảm xúc
Từ chính sự nóng vội mà vô tình cha mẹ đã mắc vào bẫy của chính con trẻ và để con đầu hàng khả năng tự mình rèn luyện vượt qua cảm xúc khó chịu để có cảm xúc tốt hơn.
Tuấn về nhà, mồ hôi nhễ nhại, thấm mệt. Cậu chán nản bảo mẹ: “Mẹ, con không thích học thể chất ngoài giờ, mệt lắm”. “Sao lại mệt?”. “Vì đã phải học cả ngày rồi, hết giờ lại phải học thể thao, không mệt mới lạ”. “Thế con có muốn học nữa không?”. “Không ạ”. “thế thì để mẹ xin cô cho con nghỉ”. “Vâng”.
Chị Vân nói chuyện với chồng trong bữa ăn cơm của gia đình: “Con không muốn học thể chất ngoài giờ”. “Vì sao?”. “Vì con mệt”. Anh Việt quay sang hỏi con: “Tuấn, có phải con mệt không? Sao bây giờ mới thấy con kêu mệt”. “Vì hôm nay con thấy mệt, chán”. “Chỉ vì hôm nay con thấy mệt, thấy chán mà con đòi nghỉ luôn sao?”. “Chán thì nghỉ thôi, có quan trọng gì đâu hả bố”.
Anh Việt hỏi chị Vân thì được biết vợ anh đã gọi điện xin cô giáo cho con nghỉ học thể chất ngay sau khi Tuấn không thích học. “Em ạ, con mới chỉ thấy mệt và chán hôm nay thôi mà em đã cho con nghỉ ngay. Như thế là quá vội vàng. Em làm cho con không có tinh thần phấn đấu, cảm thấy không dễ chịu là buông bỏ”.
Một đứa trẻ lười học khi phải học thì chắc chắn sẽ vô cùng khó chịu, đặc biệt khi cái đầu vốn dĩ lười suy nghĩ mà phải gò vào để nghĩ thì vô cùng chán nản, chúng chất chứa sự ấm ức vì phải học, đổ lỗi chán nản và cố tình chán nản thực sự..
Cha mẹ thấy con như vậy thì thường nóng vội xuôi theo cảm xúc của con, ngay lập tức cho rằng điều con nói là đúng. Từ chính sự nóng vội mà vô tình cha mẹ đã mắc vào bẫy của chính con trẻ và để con đầu hàng khả năng tự mình rèn luyện vượt qua cảm xúc khó chịu để có cảm xúc tốt hơn.
Nếu bình tĩnh thì cha mẹ sẽ thấy mỗi lần con kêu than là mỗi lần cha mẹ có cơ hội để dạy con cách vượt qua thay bằng hùa theo con. Cần đặt câu hỏi sao các con khác thích và vui mà con mình lại chán?
Đó cũng là kỹ năng điều hòa cảm xúc mà con cần có để đương đầu với nhiều cung bậc cảm xúc ngoài xã hội thực tế... vì vui hay buồn, thoải mái hay khó chịu phải từ tự con, không ai có thể giúp con luôn dễ chịu theo ý mình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bố mẹ nên dạy con trai 6 điều này từ khi còn nhỏ
- Cha mẹ Nhật đều áp dụng 4 phương pháp dạy con ở nơi công cộng này
- Học kinh nghiệm dạy con về tài chính từ các bà mẹ trên thế giới
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua