Dạy con tư duy phản biện như các chuyên gia Mỹ
Một kỹ năng phải có của con người thời đại 4.0 là tư duy phản biện. Đây là yếu điểm trong trường học từ thế hệ chúng ta cho đến tận thế hệ con cái chúng ta bây giờ. Các con đã quá quen với tư duy một chiều, cha mẹ nói là đúng, cô giáo, thầy giáo nói là… chân lý. Hầu hết trẻ chưa có khả năng phản biện tốt; chưa mạnh về phân tích nhìn nhận vấn đề đa chiều để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Trong kỷ nguyên số với vô vàn thông tin cần phân tích để xác minh tính chính xác; tìm ra hướng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện là kỹ năng tối quan trọng. Làm sao có thể giúp con trẻ có được khả năng tuyệt vời này? Cách hiệu quả nhất là dạy trẻ kỹ năng đó. Đây là những bí kíp phụ huynh cần nắm.
Tư duy phản biện là nghi ngờ sự thật
Không phải bé nào cũng thích tò mò; hỏi nhiều hay bày tỏ ý kiến của mình. Thế thì bạn hãy giúp con. Vấn đề đầy ắp xung quanh ta và việc của bạn là hướng dẫn con đặt câu hỏi để tìm ra nhiều mặt của vấn đề đó.
Từ vụ cháy chung cư Carina; có lần đi qua đây, con trai 6 tuổi của tôi hỏi: “Mẹ ơi, làm sao chung cư lại bị cháy?”. Thay vì chốt câu trả lời: “Do chiếc xe máy phát nổ” như báo chí đã đưa tin; tôi hỏi lại con: “Theo con, tại sao chung cư lại cháy?”. Cũng nhờ vậy, cậu con nghĩ ngợi ít phút và đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân theo phỏng đoán của mình: “Do người ta hút thuốc lá nè”; “Do châm lửa đốt nè”; “Do chập điện nè”…
Dạy con bạn đặt câu hỏi về sự thật và tìm kiếm thêm thông tin là rất quan trọng. Bạn có thể tranh thủ mọi lúc gần con để thảo luận về các vấn đề mà con bạn quan tâm. Một số câu hỏi khuyến khích tư duy phản biện như: Con đồng ý hay không đồng ý với kết luận này? Tại sao? Mẹ thấy có gì đó sai sai. Con thấy sao? Có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề này?
Chiến lược 5 lần tại sao
Đằng sau những câu hỏi tại sao là những dấu hiệu của sự phát triển nổi trội về trí thông minh logic toán học. Theo cha đẻ của Thuyết Thông minh đa diện – Giáo sư của Harvard Howard Gardner; trí thông minh logic/toán học có liên quan đến năng lực tư duy, lý luận và tìm cách giải quyết vấn đề. Việc lập luận; giải quyết vấn đề sáng tạo hay không phụ thuộc vào các tư duy phê bình; phản biện.
Do đó, khi con bạn gặp một vấn đề,;bạn hãy hỏi con tại sao 5 lần như một cách làm sáng tỏ sự việc và khuyến khích con hỏi “tại sao”. Thường thì sau 5 lần hỏi; bạn và con sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Chơi trò chơi
Game không phải lúc nào cũng xấu với trẻ, nếu bạn biết lựa chọn. Cho phép trẻ chơi một số trò chơi có khả năng rèn luyện kỹ năng phê phán rất tốt trong việc hình thành tư duy phản biện. Clue, Mastermind và Battleship là những lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng con lật qua các tờ báo. Đọc các bài viết và tìm manh mối cho thấy; đâu là một bài viết thực sự, đâu là bài quảng cáo. Đọc các thông tin trong bài và tìm xem bài viết đó có sai sót hay phi lý gì không.
Tranh luận như luật sư
Khi trẻ buộc phải giải thích cho người khác về quan điểm của mình; được cho quyền bác bỏ quan điểm của người khác; trẻ sẽ có khả năng xây dựng các luận cứ tốt hơn. Cuộc tranh luận buộc trẻ phải xem xét hai quan điểm; không chỉ riêng của mình. Nó khuyến khích trẻ dự đoán phản ứng của người khác và tìm tòi các lập luận để phản hồi.
Trẻ cần ai đó để tranh luận. Để đảm nhận được vai trò này; bạn cần cố gắng lập luận khi nói chuyện với con. Bạn cần giải thích các quy tắc, khuyến khích con tranh luận; chấp nhận quan điểm của con nếu thấy thuyết phục; không khư khư ý kiến của mình. Đội ngũ trí thức Mỹ đào tạo con mình để nói chuyện như luật sư, “thầy cãi”. Đây là điều chúng ta nên học hỏi.
Tư duy phản biện không chỉ là sự logic, hợp lý. Đó còn là khả năng suy nghĩ độc lập. Khi con bạn có thể rút ra những kết luận của riêng mình; không bị “đánh lạc hướng” bởi người xung quanh, con bạn sẽ thành công trong tương lai.
Bí kíp từ Hiệp hội Triết học Mỹ (The American Philosophical Association) về dạy trẻ tư duy phản biện:
– Bắt đầu sớm: Trẻ ở tuổi mầm non có thể tiếp cận tư duy phản biện theo cách riêng. Trẻ nhỏ có thể không sẵn sàng cho các bài học theo logic chính thức. Tuy nhiên, bạn có thể dạy con đưa ra lý do cho các kết luận của mình. Nếu bé nói: Mèo thông minh hơn chuột; bạn hãy hỏi con vì sao con nói thế. Ngoài ra, ở tuổi nhỏ, bạn cũng có thể dạy bé đánh giá ý kiến của người khác.
– Tránh giáo điều: Với trẻ nhỏ, bạn phải làm gương. Khi bạn yêu cầu trẻ làm việc gì; theo cách nào đó; bạn nên đưa ra lý do để thuyết phục con.
– Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi: Trẻ em nên được khuyến khích lên tiếng phản đối hoặc bày tỏ ý kiến của mình. Hãy xem con bạn như một người lớn trong một đứa trẻ thu nhỏ để tôn trọng quyền được phản đối ở con; không bắt con tuân phục ý kiến của bạn.
Theo Tiếp thị Gia đình
- Nhã Phương, Tăng Thanh Hà - 2 ngọc nữ của Vbiz nói không với scandal
- Người đàn ông Singapore mỗi năm chỉ tiêu hết 8 đôla tiền thực phẩm
- Trẻ đang tiêm Quinvaxem thay sang vắc xin mới có an toàn?
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua