Đây là lý do trẻ sơ sinh mới mấy tuần tuổi đã phân biệt được mẹ với người khác
Việc các bé sơ sinh quấn mẹ thường được xem là lẽ đương nhiên vì mẹ và bé đã có khoảng thời gian 9 tháng gắn bó bên nhau.
Tuy nhiên, chắc hẳn không ít người đã từng thắc mắc các bé dựa vào đâu để phân biệt mẹ mình với những người khác. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề thú vị này và kết quả tổng hợp cho thấy các bé dùng đến cả thị giác, thính giác và khứu giác để có thể nhận ra mẹ.
Bé dùng mắt quan sát mẹ mỗi ngày
Nhiều người cho rằng mắt của các bé sơ sinh còn chưa phát triển hoàn toàn nên không thể quan sát rõ mọi thứ xung quanh.
Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Khi một đứa trẻ sinh ra, thị lực của bé đúng là hơi yếu nhưng không phải không thể nhìn thấy gì. Khi em bé phát triển thì các giác quan để nhận biết âm thanh, hình ảnh cũng nhanh chóng hoàn thiện và thực hiện chức năng của mình.
42 ngày sau khi sinh, các bác sĩ thường kiểm tra khả năng nhìn của bé để xác định bé không bị mắc các dị tật bẩm sinh về mắt.
Bé ngắm mẹ hàng ngày nên dễ dàng ghi nhớ hình ảnh mẹ để phân biệt với người khác. (Ảnh minh họa)
Trong những tuần đầu đời, người các bé tiếp xúc nhiều nhất thường là mẹ. Bé sẽ quan sát hình ảnh mẹ khi mẹ cho bé bú, bế bé ngủ, dỗ bé chơi nên hình ảnh khuôn mặt mẹ sẽ dần khắc sâu vào tâm trí trẻ.
Bé nhận ra mẹ qua mùi hương
Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với mùi, cộng thêm việc mẹ là người bế ẵm bé thường xuyên nhất trong những tháng đầu nên con có thể dễ dàng nhận ra ai là mẹ mình thông qua mùi hương.
Đặc biệt, những bé được bú mẹ thì thường sẽ ghi nhớ mùi sữa của mẹ rất nhanh và có xu hướng quấn mẹ nhiều.
Bé không chỉ ghi nhớ mà còn "nghiện" mùi hương của mẹ nên mới quấn mẹ đến thế. (Ảnh minh họa)
Bé nhớ giọng nói của mẹ
Các bé sơ sinh thậm chí biết được giọng nói của mẹ ngay trước khi chào đời nếu trong 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ. Điều đó có nghĩa là sau khi chào đời, em bé sẽ nhận biết được mẹ nhờ giọng nói của mẹ.
Hơn thế nữa, khi bé chào đời, mẹ thường là người kể chuyện, hát ru cho bé nên giọng nói của mẹ sẽ là âm thanh thân thuộc nhất với chúng. Chính vì vậy mà nhiều em bé chỉ cần nghe tiếng mẹ là cười hoặc quơ tay đòi bế.
Trước khi sinh ra bé đã được nghe tiếng mẹ nên dễ dàng nhận ra ai là mẹ mình ngay. (Ảnh minh họa)
Theo các nhà khoa học, các bé thường khóc khi người lạ bế vì chúng đã gắn bó với mẹ trong một thời gian dài, vòng tay mẹ chính là nơi chúng cảm thấy an toàn nhất. Bé rời khỏi túi ối, đến thế giới hoàn toàn xa lạ này sẽ gặp không ít sợ hãi. Khi đó, mẹ là người thân thuộc nhất, khiến trẻ thấy yên tâm và ổn định cảm xúc.
Chính vì vậy, nếu không rơi vào tình huống bắt buộc, các bé nên được ở với mẹ trong những tháng năm đầu đời. Điều này giúp trẻ tránh được những trở ngại tâm lý, sợ hãi, thiếu tự tin.
Sự gắn bó với mẹ là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ hình thành nhân cách. (Ảnh minh họa)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo chữa giật mình ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
- Tắm và sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách trong ngày nắng nóng 40 độ C
- Cách tiệt trùng bình sữa đơn giản mà an toàn cho sức khỏe trẻ sơ sinh
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn nhất
- Khuyến cáo mới về việc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng ước ép hoa quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua