Dạy trẻ sống có trách nhiệm quan trọng hơn việc học giỏi
Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày con chấp nhận trách nhiệm đối với những lựa chọn; lời nói và hành động của bản thân mình. Nhưng, ngày đó sẽ không thể đến nếu bạn chưa dạy trẻ sống có trách nhiệm từ hôm nay.
Bắt đầu sớm việc dạy trẻ sống có trách nhiệm
Tiến sĩ tâm lý người Mỹ, Alex Barzvi, nói rằng dạy trẻ sống có trách nhiệm không phải chỉ là khả năng hoàn thành một nhiệm vụ. Nó phải bao gồm cả thái độ; ý tưởng hành động và niềm tự hào khi hoàn thành một việc nào đó mà không cần bố, mẹ phải nhắc nhở hay làm giúp.
Để tinh thần trách nhiệm trở thành tính cách “hữu xạ tự nhiên hương”; bạn không thể đột nhiên đòi hỏi trẻ phải có trách nhiệm. Nó hình thành từ từ, lặp đi lặp lại nhờ việc bạn kết hợp trách nhiệm vào cuộc sống của con ngay từ khi con mới chỉ là đứa trẻ chập chững biết đi.
Sáu năm đầu đời là khoảng thời gian lý tưởng để bạn giúp con hình thành những tính cách tốt. Khi mới bắt đầu dạy trẻ sống có trách nhiệm; bạn đừng mong trẻ hợp tác ngay. Cũng như học nói, học để trở thành người có tinh thần trách nhiệm là một quá trình lâu dài và trau dồi liên tục, mỗi ngày.
Để con giúp bạn
Sợ con vất vả, bạn thường làm mọi việc cho con. Chỉ với việc đó thôi, bạn đã vô tình biến con thành người dựa dẫm, vô trách nhiệm.
Những việc lặt vặt không khiến bé mệt. Bạn hãy để con giúp đỡ mẹ. Được mẹ khen là niềm vui của con trẻ; con sẽ có những cảm xúc tốt, cảm thấy tự hào mình có ích. Bạn đừng càu nhàu hay tỏ ra mệt mỏi khi làm việc nhà.
Hãy mỉm cười và rủ con giúp đỡ mẹ, dù con làm lâu hơn và chẳng đâu ra đâu cả. Đó là cách cho con làm quen với công việc nhóm. Đó là thời gian quý báu để bạn nói chuyện với con về sự quan tâm; chia sẻ với nhau trong gia đình và xã hội. Dạy trẻ sống có trách nhiệm chính là khơi lên trong trẻ sự chủ động giúp đỡ người khác.
Chỉ con cách thực hiện trách nhiệm
Cả hai chuyên gia Alex Barzvi và Karen Ruskin đều đề nghị bạn dạy trẻ sống có trách nhiệm tùy vào trình độ kỹ năng và lứa tuổi của trẻ.
Trước tiên, con cần làm quen với những nhiệm vụ nhỏ. Chẳng hạn, nếu con muốn ăn trái cây; bạn hãy chỉ cho con những quả táo ở đâu và cách rửa chúng thế nào trước khi ăn. Lần sau, bé sẽ là người thực hành những trách nhiệm này chứ không phải bạn.
Khi thông báo những việc con phải làm một mình; bạn đừng ngại dùng hai từ “trách nhiệm” với con. Trẻ rất thích bởi nghe có vẻ trưởng thành và quan trọng!
trở thành mẫu hình của trách nhiệm
Nếu trẻ thấy ông, bà, bố, mẹ, anh, chị trong nhà có trách nhiệm với nhau, với người xung quanh… tinh thần này nhanh chóng trở thành thói quen ở trẻ. Hơn mọi lời nói, trẻ thích làm theo tấm gương của người lớn; đặc biệt là với người bé thần tượng.
Người lớn hãy làm gương. Nếu bạn dạy con có trách nhiệm dọn dẹp quần áo của mình; bạn không thể là người di dẹp đồ cho ba của bé hay người khác trong nhà. Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm với áo quần của mình. Dạy trẻ sống có trách nhiệm thì người lớn phải làm tấm gương cho trẻ noi theo.
Cảm ơn và khen ngợi
Trẻ em thích giúp đỡ, nhưng chỉ làm khi cảm thấy thích. Thuốc tiên để trẻ có động lực thực hiện các nghĩa vụ ấy chính là những lời cảm ơn và ngợi khen. Tuy nhiên, lời khen cần dành cho hành động cụ thể, ví dụ: “Cám ơn con đã mang bát vào bồn rửa chén giúp mẹ. Mẹ tự hào về con”; “Cám ơn con vì con đã tự giác đổ rác trong phòng của mình. Con đúng là chàng trai tuyệt vời của mẹ”.
Nguồn: GIa đình Việt Nam
- 6 cách dạy trẻ chậm nói nhanh bắt kịp bạn bè
- Cách dạy trẻ tốt nhất không phải là coi trọng kiến thức
- Cách nhận biết và dạy trẻ khi bị chậm nói so với các bạn
- 5 bước cơ bản dạy trẻ dùng đũa thành thạo
- 9 kĩ năng sống cần dạy trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua