Dạy trẻ thông minh với phương pháp Montessori
Kích thích tiềm năng não bộ ở trẻ
Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ đúng cách hay dạy con theo đúng chuẩn phương pháp Montessori là điều mà không phải cha mẹ nào cũng đã thực hiện tốt cho con của mình. Hội thảo “Phương pháp giáo dục Montessori với chuyên gia AMI” do Trường mầm non Montessori Quốc tế ((MON) vừa tổ chức đã cung cấp nhiều thông tin để các bậc cha mẹ có thể chăm sóc con trẻ.
Phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập và khơi gợi tiềm năng, và định hình nhân cách trẻ.
Theo Bà Nghiêm Phương Mai, Nhà giáo Montessori, Canada và Chuyên gia Sinh học phân tử (Đại học Toronto, Canada), Điều phối viên chương trình Giáo Dục Montessori của AMI tại Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn Tp HCM, dịch giả và người hiệu đính của Montessori Pierson Publishing Co. (AMI) cho các bản Việt ngữ của các tác phẩm của BS Maria Montessori tại Viêt Nam: Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giao cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập và khơi gợi tiềm năng, và định hình nhân cách trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, giáo viên lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn. Trẻ được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng - giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng… thay vì nhờ bố mẹ hay người lớn làm giúp.
Khoa học đã chứng minh, khi trẻ vừa lọt lòng mẹ cho đến khi trẻ 6 tuổi là giai đoạn trí não phát triển nhanh nhất và mạnh nhất. Giáo dục sớm cho trẻ trong giai đoạn này trở nên vô cùng quan trọng và cha mẹ đóng vai trò là một nhân tố quyết định. Phương pháp giáo dục Montessori từ khi ra đời cho đến nay đã chứng minh cho khắp thế giới thấy được hiệu quả của nó đối với việc kích thích tiềm năng não bộ ở trẻ.
[mecloud]qcwA3RoGd5[/mecloud]
Vì sao ở nhà trẻ không tự rửa tay, đi vệ sinh?
Bà Nghiêm Phương Mai đã chỉ ra những biến đổi tâm sinh lý ở trẻ trong các giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 6 tuổi. Nếu như trong giai đoạn dưới 3 tuổi trẻ tiếp nhận thế giới bên ngoài một cách vô thức, quan tâm đặc biệt đến sự sắp xếp đồ vật thì từ 3 tuổi đến 6 tuổi những kiến thức thu nhận được đã có sự chọn lọc và tiếp thu sự sửa đổi từ bên ngoài. Trẻ giống như một miếng bọt biển có thể hút tất cả những kiến thức xung quanh mình. Với những giáo cụ theo chuẩn của Montessori, trẻ có thể học kiến thức đó bằng chính trải nghiệm của mình, hiểu được hoạt động mình đang làm là như thế nào từ đó tự hình thành sự tự lập cho bản thân.
Nhận xét về tình hình giáo dục mầm non cho trẻ hiện nay ở Việt Nam, bà Nghiêm Phương Mai nhận xét rằng có rất nhiều trường mầm non hoạt động theo mô hình Montessori, có nhiều trường gắn mác Montessori nhưng còn nửa vời hoặc không đúng tiêu chuẩn đặt ra. Để hình thành một trường theo phương pháp Montessori đạt chuẩn AMI còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đặt trong nền kinh tế của nước ta còn nhiều yếu kém.
Trước câu hỏi của nhiều phụ huynh về việc vì sao khi đến lớp trẻ có thể tự làm những việc như đi vệ sinh, rửa tay hay lấy ghế ngồi mà khi về đến nhà bé lại không chịu làm những việc này? Bà Nghiêm Phương Mai cho rằng vấn đề nằm ở đồ dùng tại nhà của các bé. “Khi học ở trường bé tự làm được những việc đó là do những đồ dùng tại đây được thiết kế riêng cho bé. Nó có kích cỡ phù hợp với chiều cao cũng như là thể trạng của trẻ nhỏ nên trẻ có thể tự mình làm. Nhưng khi về nhà các đồ dùng của chúng ta đều được thiết kế cho người lớn. Với điều kiện như vậy thì bé khó có thể mà tự đi vệ sinh hay rửa tay được”.
Cũng trong buổi hội thảo, TS.Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng Phó trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cũng chỉ ra những hiểu biết sai lầm của nhiều vị phụ huynh khi bổ sung chất dinh dưỡng cho con dẫn đến những trường hợp còi xương, suy dinh dưỡng hay béo phì. Đơn giản nhất như việc tắm nắng tự nhiên để bổ sung vitamin D cho trẻ đôi khi cũng bị hiểu sai. “Nhiều vị phụ huynh cho con tắm nắng bằng cách cho bé nằm trong bóng râm hay qua cửa kính, việc làm này không hề giúp trẻ có thể hấp thụ được vitamin D. Cách để tắm nắng đúng nhất là để ánh nắng chiếu trực tiếp vào người trẻ trong thời gian đầu buổi sáng, khi ánh nắng còn yếu và không có những tia độc hại”- TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết.
Theo B.Châu/Báo Gia đình & Xã hội
[mecloud]a3ICnWwpCq[/mecloud]
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua