Để đồ ăn không bị mất dinh dưỡng, chị em lưu ý điều này khi nấu ăn
Không nên chiên, rán thực phẩm quá nhiều
Theo các nhà nghiên cứu, luộc và hấp là cách tốt nhất giữ được dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi thực phẩm bị chiên, rán ở nhiệt độ quá cao sẽ dễ bị cháy. Những phần bị cháy sém nếu ăn vào sẽ gây độc hại ảnh hưởng đến cơ thể đặc biệt là có thể dẫn đến ung thư như ung thư vú, dạ dày, trực tràng.
Trong quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao, vitamin A hay caroten có trong rau củ sẽ biến đổi và mất đi tác dụng của nó hình thành nên những hợp chất khó tiêu hóa. Cho nên, khi ăn những đồ chiên rán sẽ cảm thấy ì ạch, khó tiêu cho dạ dày.
Để giữ được dinh dưỡng nhiều nhất khi ăn nên hấp thức ăn. Vì cách này khiến thực phẩm ít bị tác động với nhiệt độ nhất, nên chỉ có một chút vitamin và khoáng chất bị phân hủy.
Thịt
Hiện nay, nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen trữ thức ăn đặc biệt cá, thịt trong nhiều ngày. Thực tế, thịt cần rã đông trước 2-3 tiếng nếu đặt ở nhiệt độ phòng. Còn nếu muốn rã đông bằng ngăn mát phải để trong ngăn mát khoảng 4-5 tiếng trước khi chế biến. Nếu bạn cho ngay vào nước để rã động thì protein trong thịt cũng bị giảm bớt.
Khi đã hoàn thành xong rã đông đúng như thời gian trên, bạn cần rửa sạch thịt dưới vòi nước lạnh. Khi nấu thịt nên để miếng lớn, còn với thịt rán nên bỏ vào chảo khi dầu chưa nóng sôi để không tạo lớp vàng ngoài miếng thịt.
Cá
Với cá, để giữ được lượng protein trong thực phẩm này bạn nên tẩm bột để chiên. Khi tẩm bột, cá không bị chảy mất nước. Càng rán cá lâu thì cơ thể cá càng khô xạp dẫn đến mất đi độ ngon và phần protein bên trong.
Trong quá trình nấu cần không nấu quá dưới 10 phút, nếu cá nặng hơn 500g không nấu dưới 30 phút.
Không lạm dụng dầu ăn
Dầu ăn rất quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng dầu ăn không đúng lúc cũng là cách bạn khiến cho dưỡng chất trong các món ăn giảm bớt. Trong đó, các món giàu vitamin A dễ bị hao hụt khi nấu chung với chất béo. Cho nên thay vì chiên, xào, nướng, bạn nên luộc các thực phẩm giàu vitamin A.
Với món ăn giàu vitamin D, bạn nên hấp hoặc nướng chứ không nên rán sẽ làm hao hụt đi tỷ lệ vitamin D. Việc lạm dụng dầu ăn, không chú ý đến các miếng cháy có thể dẫn đến nguy cơ ung thư hoặc gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Nấu quá kỹ
Thực phẩm cần thời gian để chín, không để thức ăn còn tái hoặc chưa chín sẽ gây sán, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên, nếu nấu càng kỹ, càng kéo dài thì lượng vitamin và dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ giảm sút đi đáng kể.
Với rau quả cần phải ăn trong 24 tiếng với điều kiện bảo quản tốt. Nếu để trong tủ lạnh kéo dài cũng mất đi lượng vitamin C, lượng vitamin sẽ càng giảm nếu như để rau củ quá dài.
Đặc biệt, với rau củ nên xào hay luộc đủ chín, vừa ăn. Nếu hầm ninh hay hâm nóng quá nhiều lần càng làm cho vitamin bị giảm sút nhanh hơn.
Không mở nắp nồi quá nhiều
Có nhiều bà nội trợ có thói quen mở nắp nồi quá nhiều trong quá trình nấu để nêm nếm hay kiểm tra đã chín chưa. Tuy nhiên, việc này có thể khiến cho vitamin giảm sút do đồ ăn tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Mặt khác, có những thực phẩm đặc biệt giàu vitamin B khi tiếp xúc với ánh sáng có thể khiến vitamin B bị tác động và bị oxy hóa.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 3 cách nấu cháo tôm ngon giàu dinh dưỡng cho bé
- Chuyên gia dinh dưỡng nói gì về gạo huyết nhung hươu đang gây 'sốt'?
- Bác sĩ dinh dưỡng chỉ rõ những quan niệm sai lầm của cha mẹ về cân nặng của trẻ
- 3 cách nấu cháo tôm ngon giàu dinh dưỡng cho bé
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua